Nội dung
Bệnh viêm amidan hốc mủ bã đậu là căn bệnh phổ biến có thể gặp phải ở nhiều độ tuổi bởi nhiều nguyên nhân gây ra. Điều trị viêm amidan bã đậu cần được thực hiện sớm để tránh những biến chứng nhiễm khuẩn ngay tại chỗ, vùng lân cận hoặc toàn thân gây nguy hiểm đến sức khỏe của bệnh nhân.
➤ Xem thêm: Tất tần tật mọi thông tin cần biết về amidan có mủ trắng
Bạn biết gì về viêm amidan bã đậu?
Amidan là tổ chức hạch bạch huyết có vai trò sản sinh kháng thể bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây bệnh xâm nhập thông qua những con đường như ăn uống, hô hấp. Amidan khẩu cái có vị trí ngay hai bên thành họng có kích thước lớn nhất và thường xuyên xảy ra tình trạng viêm nhiễm nhất.
Cấu trúc bề mặt của amidan không nhẵn, mịn mà gồm nhiều hốc nên khả năng nhiễm vi khuẩn rất cao. Chính các hốc này là nơi ẩn náu lý tưởng cho các loại vi khuẩn gây nên tình trạng viêm cục bộ tại một số vị trí.
Tình trạng mủ phát sinh trong các hốc amidan trong thời gian dài sẽ vón thành kén cấu trúc như bã đậu. Y học gọi trường hợp này là viêm amidan hốc bã đậu mạn tính xảy ra trên bề mặt của amidan với kết cấu nhiều hốc chứa các chất như bã đậu.
Điều trị viêm amidan bã đậu như thế nào?
Trong y khoa, viêm amidan bã đậu thường được các bác sĩ ưu tiên điều trị bằng phẫu thuật cắt amidan. Phương án điều trị nội khoa theo hướng nâng cao hệ miễn dịch, điều trị các triệu chứng và sử dụng kháng sinh khi có vấn đề nhiễm khuẩn hay những biến chứng có thể xảy ra.
► Nguyên tắc điều trị viêm amidan bã đậu nội khoa
Các nguyên tắc chữa viêm amidan bã đậu nội khoa được áp dụng phổ biến hiện nay gồm:
- Người bệnh phải nghỉ ngơi, ăn uống theo chế độ dinh dưỡng nhẹ nhàng và uống đủ nước
- Dùng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt như Paracetamol
- Những loại kháng sinh được dùng trong trường hợp viêm amidan bã đậu như kháng sinh nhóm β lactam. Nếu người bệnh có tiền sử dị ứng β lactam sẽ được thay thế bằng nhóm macrolid.
- Sử dụng thuốc sát trùng nhẹ để nhỏ mũi
- Súc miệng hàng ngày với các dung dịch kiềm ấm như bicarbonat natri, borat natri… Cách pha gồm ½ thìa cà phê trong cốc nước ấm.
- Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất để góp phần tăng cường sức mạnh cho hệ miễn dịch.
► Nguyên tắc điều trị viêm amidan bã đậu ngoại khoa
Bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị ngoại khoa cho bệnh nhân nếu xảy ra một số dấu hiệu sau:
- Tình trạng hôi miệng kéo dài diễn ra khi bị viêm amidan hốc mủ
- Những biến chứng nguy hiểm như viêm tấy, áp xe quanh amidan
- Người bệnh gặp phải một số biến chứng như viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm xoang,…
- Những biến chứng nguy hiểm do amidan viêm mạn tính gây ra gồm: Viêm khớp, tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài, nhiễm trùng đường huyết, viêm nhiễm cầu thận, viêm màng trong tim.
- Trường hợp xảy ra amidan viêm mạn tính quá phát sẽ có các triệu chứng khó thở, khó nuốt, giọng nói như miệng ngậm một vật gì (khó nói).
Cắt amidan là thủ thuật không quá phức tạp và cũng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ miễn dịch. Do đó, thông thường khi đã áp dụng điều trị nội khoa mà không đem lại hiệu quả như mong muốn các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật cắt amidan.
Điều trị viêm amidan bã đậu bằng cúc lục lăng
Các nghiên cứu đã chứng minh, trong thành phần của cúc lục lăng có chứa nhóm Dicaffeoylquinic. Đây là loại kháng sinh thực vật có vai trò bất hoạt virus, vi khuẩn đem lại kết quả điều trị viêm amidan hiệu quả.
Trước hết, bệnh nhân súc miệng nước muối để bật bã đậu ra rồi ngậm cúc lục lăng. Sự kết hợp này góp phần giúp tổn thương amidan phục hồi nhanh chóng. Điều trị viêm amidan bã đậu cần được thực hiện trong thời gian sớm nhất để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Muốn chữa viêm amidan bã đậu hiệu quả hãy liên hệ Tổng đài 1800 6523 để được tư vấn nhé!