Nội dung
Viêm amidan có mủ trắng là bệnh lý phổ biến ở nhiều đối tượng. Bề mặt amidan có mủ cùng các hạt trắng ngà như đậu phộng. Những hạt này có mùi hôi và gây cảm giác khó nuốt cho người bệnh. Bệnh gây nhiều khó khăn cho người bệnh trong cuộc sống hàng ngày, khó thở, sốt,… Bạn đã nắm rõ những thông tin cần biết về bệnh lý này chưa?
Nguyên nhân gây amidan có mủ trắng
Những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng amidan xuất hiện các đốm mủ trắng gồm:
- Amidan với cấu trúc gồm nhiều hốc nằm ở vị trí trung gian giữa đường tiêu hóa và đường hô hấp nên nơi đây tích tụ rất nhiều vi khuẩn, virus gây bệnh.
- Hệ tai, mũi, họng có mối quan hệ mật thiết với nhau, trường hợp tai hay mũi đang bị nhiễm khuẩn sẽ rất dễ tấn công sang họng gây amidan mủ trắng.
- Môi trường sống bị ô nhiễm, thời tiết thay đổi,… làm hệ miễn dịch suy yếu gây tổn thương amidan và dẫn đến bệnh amidan mủ trắng.
- Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: sử dụng rượu, bia, thuốc lá thường xuyên, uống nước lạnh, chế độ ăn cay nóng, vệ sinh răng miệng không đúng cách.
➤ Có thể bạn quan tâm: Viêm Amidan hốc mủ bã đậu nên xử lý như thế nào?
Triệu chứng của viêm amidan có mủ trắng
Amidan mủ trắng có thể phát hiện kịp thời với một số biến chứng sau:
- Sốt
- Xuất hiện mủ ở amidan hay khu vực xung quanh amidan
- Cảm giác vướng họng và đau nhức khó chịu trong cổ họng
- Đau buốt lên tận tai, nuốt đau hay không thể nuốt được.
- Nước bọt tiết ra nhiều và thấy đau khi mở miệng lớn
Amidan có mủ trắng liên quan đến các bệnh lý nào?
Khi xuất hiện các đốm mủ trắng tại amidan, các bác sĩ thường chẩn đoán tình trạng này liên quan đến một số bệnh lý sau:
1. Viêm amidan
Khi amidan gặp tình trạng nhiễm trùng do sự xâm nhập của virus hay vi khuẩn, cơ chế kháng khuẩn của amidan sẽ tạo các cục mủ trắng ở đây. Viêm amidan trong giai đoạn đầu có triệu chứng nhức đầu, sốt hay cảm giác cứng cổ.
2. Sỏi amidan
Triệu chứng này do những mảnh vụn trong khe amidan gây ra. Trong sỏi chứa vi khuẩn, dịch nhầy, mẫu thức ăn vụn hay các tế bào chết. Các mảnh này tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển. Khi viêm nhiễm càng nặng, các mảnh vụn sẽ vướng vào amidan gây khó khăn cho bệnh nhân trong sinh hoạt hàng ngày.
3. Nấm miệng
Tình trạng xuất hiện mủ trắng trên amidan có thể do nhiễm nấm. Những người hệ miễn dịch yếu hay tiểu đường có nguy cơ nhiễm nấm trong miệng cao hơn.
4. Viêm họng
Khi nhiễm các loại liên cầu khuẩn, cổ họng xuất hiện nhiều vệt trắng. Hạch lympho ở cổ và amidan sưng to kèm theo triệu chứng sốt cao.
5. Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân
Bệnh gây ra do nhiễm virus Epstein barr với các triệu chứng như mệt mỏi, sốt, đau đầu. Những người ở độ tuổi vị thành niên xuất hiện các mảng mủ ở cổ họng, đặc biệt ở khu vực xung quanh amidan.
Điều trị amidan có mủ trắng như thế nào?
Cách điều trị amidan mủ trắng đơn giản nhất là súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý và sử dụng kháng sinh phù hợp. Nếu bệnh lặp đi lặp lại thường xuyên, cắt amidan là hướng giải quyết triệt để nhất.
Trong trường hợp amidan có mủ trắng gây nhiều nguy hiểm và khó khăn cho bệnh nhân trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
➤ Có thể bạn quan tâm:Tham khảo những cách chữa viêm amidan bằng nước muối hiệu quả
Amidan có mủ trắng là bệnh lý có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng làm cơ thể mệt mỏi, họng sưng tấy ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh hãy chủ động liên hệ Tổng đài 1800 6523 để được tư vấn điều trị viêm amidan có mủ trắng hiệu quả nhất.