Viêm họng mãn tính – Triệu chứng và cách phòng bệnh

Viêm họng mãn tính là căn bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng diễn biến dai dẳng và khó điều trị. Vậy triệu chứng của bệnh này là gì? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu để phát hiện sớm và điều trị hiệu quả nhé!

Tìm hiểu về bệnh viêm họng mạn tính

Viêm họng mãn tính là tình trạng niêm mạc họng bị viêm nhiễm kéo dài trên 10 ngày, biểu hiện dưới 3 dạng chính là xuất tiết, quá phát và teo. Bệnh này là hậu quả của tình trạng viêm họng cấp tính nhiều lần, điều trị bằng thuốc không hiệu quả.

Viêm họng mạn tính là bệnh lý thường gặp

Căn cứ vào tình trạng tổn thương thực thể, bệnh viêm họng giai đoạn mãn tính được chia thành 4 loại như sau:

  • Viêm họng xung huyết mãn tính: Dạng xung huyết xảy ra ngay sau khi kết thúc giai đoạn cấp tính với đặc điểm là niêm mạc họng đỏ, nóng và viêm.
  • Viêm họng xuất tiết mãn tính: Sau giai đoạn xung huyết, niêm mạc họng có xu hướng tiết ra nhiều dịch nhầy ứ đọng ở cổ họng khiến dịch tiết dính vào thành họng.
  • Viêm họng hạt: Đây là tình trạng xuất hiện các hạt nhỏ ở thành họng do các tế bào lympho hoạt động quá mức. Viêm họng hạt là hậu quả của tình trạng viêm họng quá phát, nhiễm trùng kéo dài gây ra.
  • Viêm họng teo: Niêm mạc họng bị teo dần, có màu nhợt nhạt, ít dịch nhầy, khô. Hiện tượng này thường thấy ở những người cao tuổi.
Bệnh viêm họng mãn tính gây khó chịu và đau đớn
Bệnh viêm họng mãn tính gây khó chịu và đau đớn 

Xem thêm: Trào ngược dạ dày – nguyên nhân gây viêm họng mạn tính ít người biết

Triệu chứng của viêm họng mãn tính

So với viêm họng cấp tính, viêm họng ở giai đoạn mãn tính thường có tiến triển chậm, các triệu chứng nhẹ nhưng dai dẳng và khó điều trị dứt điểm. Các triệu chứng điển hình của bệnh này:

  • Đau họng kéo dài hàng tuần, nặng hơn vào buổi sáng
  • Cổ họng khô, ngứa, rát và nóng
  • Cảm thấy vướng trong cổ họng
  • Nuốt đau, khó nuốt 
  • Khàn giọng, giọng trầm hơn bình thường
  • Ho khan hoặc ho có đờm
  • Đầy hơi, ợ chua hoặc nóng rát ở vùng ngực
  • Sốt, nhức đầu, chán ăn, mệt mỏi và khó chịu

Điều trị viêm họng giai đoạn mãn tính như thế nào?

Căn cứ vào từng triệu chứng cụ thể, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống viêm, giảm phù nề, giảm ho… Cụ thể:

Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà có phương án điều trị phù hợp
Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà có phương án điều trị phù hợp
  • Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này được chỉ định trong trường hợp viêm họng do tạp khuẩn. Ở giai đoạn mãn tính, vi khuẩn thường có nguy cơ kháng thuốc cao hơn so với giai đoạn cấp tính, vì vậy bạn nên sử dụng thuốc liên tục theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc chống dị ứng: Trong trường hợp đau họng dai dẳng do dị ứng, bạn có thể dùng thuốc kháng histamin H1 để giảm các triệu chứng như đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi,…
  • Các loại thuốc khác: Tùy từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê đơn kết hợp với thuốc ho, thuốc làm long đờm, thuốc nhỏ mũi, dung dịch súc miệng,…
  • Sản phẩm từ thảo dược: Có thể kể đến sản phẩm chiết xuất từ Cúc Lục Lăng, được viện Y Học Bản Địa nghiên cứu và phát triển, giúp bất hoạt virus, diệt khuẩn. Hỗ trợ điều trị hiệu quả viêm họng cấp và mãn tính ở
  • Đốt hạt viêm họng hạt: Trong trường hợp nổi hạch gây nghẹn khi nuốt, bạn có thể đề nghị đốt bằng tia laser để cải thiện các triệu chứng trên. Tuy nhiên, bệnh viêm họng hạt rất dễ tái phát nếu không có cách chăm sóc đúng cách.

Có thể bạn quan tâm: Cách chữa viêm họng mãn tính hữu ích bạn nên biết

Hướng dẫn phòng ngừa bệnh viêm họng mạn tính

Người bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý kết hợp tăng cường sức đề kháng để phòng bệnh hiệu quả
Người bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý kết hợp tăng cường sức đề kháng để phòng bệnh hiệu quả

Viêm họng dễ xuất hiện ở những người có sức đề kháng kém. Vì vậy, tăng cường hệ miễn dịch là biện pháp quan trọng giúp cải thiện tình trạng bệnh. Dưới đây là một số cách để hạn chế cũng như phòng ngừa:

  • Thường xuyên tập thể dục và nghỉ ngơi điều độ để nâng cao thể lực
  • Bổ sung những thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng và hạn chế những đồ ăn thức uống có hại cho cổ họng như rượu bia, đồ cay nóng, đồ ăn nhanh….
  • Giữ ấm cơ thể khi trời chuyển lạnh đột ngột
  • Tăng cường bổ sung vitamin C hoặc bổ sung gừng, sả, nghệ,… vào khẩu phần ăn để tăng sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh tái phát.
  • Giữ vệ sinh tốt vùng hầu họng tránh nguy cơ nhiễm trùng

Viêm họng mạn tính là bệnh lý cần phát hiện và điều trị kịp thời để chấm dứt tình trạng khó chịu, đau đớn, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống. Nếu đang phải sống chung với bệnh này, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để nhận được sự tư vấn tận tình nhất!

Nếu bạn muốn biết thêm các thông tin liên quan tới viêm họng hãy nhắn tin, để lại bình luận hoặc gọi tới Tổng đài 1800 6523. Tại đây các chuyên gia sẽ giúp bạn giải đáp nhanh và chi tiết nhất mọi vấn đề.

Bác sĩ CỐ VẤN - PGS TS HOÀNG HÀ

Bác sĩ chuyên khoa hô hấp - Giảng viên Bộ môn lao trường Đại học Y Thái Nguyên

Tiểu sử:

Từng là Trung uý, Bác sĩ Quân y trong Quân đoàn 26. Sau gần 50 năm không ngừng cống hiến và phát triển, Bs. Hoàng Hà đã đưa rất nhiều dược liệu quý của dân tộc vào các công trình nghiên cứu của mình. Ông được xem như “Người thổi hồn cho những bài thuốc cổ”, chuyên giúp người - giúp đời.

chat-active-icon