Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sưng hạch bạch huyết ở cổ

Sưng hạch bạch huyết ở cổ thường cảnh báo vấn đề liên quan tới nhiễm trùng nhưng chưa đủ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể bắt nguồn từ lối sống hoặc việc sinh hoạt không lành mạnh. Hiểu rõ và phòng bệnh là cách tốt nhất giúp bạn duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Vậy các biện pháp mà chuyên gia khuyên bạn nên thực hiện là gì?

Sưng hạch bạch huyết ở cổ là gì?

Tuyến bạch huyết là một phần trong hệ thống miễn dịch đặc biệt là hệ bạch huyết. Đây là bộ phận chứa bạch cầu và kháng thể nên chúng có vai trò quan trọng giúp chống lại nhiễm trùng và một số loại bệnh tật.

Nổi hạch tại vùng cổ là bệnh gì?
Nổi hạch tại vùng cổ là bệnh gì?

Hạch bạch huyết phân bổ khắp nơi trên cơ thể và thường khó nhìn thấy hay sờ thấy. Khi hạch nổi lên ở cổ và bạn có thể sờ thấy thì người ta gọi là sưng hạch bạch huyết ở cổ. Chúng có hình dạng khối u và người bệnh có thể sờ được.

Khi cơ thể bạn bị nhiễm trùng hoặc mắc một căn bệnh nào đó thì cơ thể sẽ tạo ra nhiều tế bào miễn dịch hơn. Số lượng tế bào càng tăng thì càng làm sưng các hạch bạch huyết kể trên. Chính vì thế, các bác sĩ cho rằng có thể xem đây là biểu hiện của một tình trạng nhiễm trùng hoặc bệnh lý.

Dấu hiệu và triệu chứng thường gặp

Khi mới bị sưng hạch nhỏ ở cổ, bạn có thể cảm nhận được một số những triệu chứng sau đây:

  • Tuyến bị sưng có cảm giác đau nhói khi ấn vào
  • Hạch sưng to, thậm chí to bằng hạt đậu Hà Lan hoặc to hơn
  • Khu vực sưng trở nên nhạy cảm, chẳng hạn bạn nuốt nước bọt hoặc cảm thấy không thoải mái khi di chuyển vùng cổ của mình
Thăm khám và phòng bệnh là cách tốt nhất để cơ thể luôn khỏe mạnh
Thăm khám và phòng bệnh là cách tốt nhất để cơ thể luôn khỏe mạnh

Sau những triệu chứng này, bạn sẽ cảm nhận được một loạt các biểu hiện khác nặng hơn tùy theo loại bệnh lý mà bạn mắc phải. Nếu bạn gặp phải các dấu hiệu sưng hạch bạch huyết ở cổ không được nêu đến phía trên thì nên đến ngay bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa có kinh nghiệm để được khám chữa kịp thời.

Một số dấu hiệu gặp phải bạn phải gặp bác sĩ ngay lập tức đó là:

  • Hạch ngày càng sưng to và không có dấu hiệu biến mất thậm chí còn lan trọng từ 2 tuần trở đi
  • Sốt không thuyên giảm và đồ mồ hôi nhiều vào ban đêm
  • Sụt cân ngoài ý muốn
  • Khó nuột, khó thở và đau họng kéo dài

Nguyên nhân gây sưng hạch bạch huyết

Cơ thể bị nhiễm khuẩn hoặc virus có hại gây nên

Cổ là nơi chứa nhiều loại hạch bạch huyết khác nhau nên khi bị viêm hay sưng bạn sẽ sờ thấy hạch ngay dưới da. Điều này có thể do cơ thể bạn đã bị nhiễm khuẩn hoặc virus nên đang tạo ra phản ứng từ hệ thống miễn dịch chung. nguyên nhân gây bệnh sưng hạch bạch huyết là:

  • Từng mắc thủy đậu, sởi hoặc bị virus có hại xâm nhập vào cơ thể
  • Bị cảm cúm lâu ngày
  • Nhiễm trùng đường hô hấp không chữa trị gây nên biến chứng
  • Người mắc các bệnh như HIV, giang mai, lậu,…
  • Một số bệnh khác lây qua đường tình dục

Ngoài các nguyên nhân trên, người bị viêm họng, viêm amindan, đang mọc răng hay tai bị nhiễm trùng,… cũng gây nên triệu chứng sưng hạch này ở cổ.

Điều trị bệnh hiệu quả

Trong nhiều trường hợp, sưng hạch bạch huyết có thể tự khỏi mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, nếu tình trạng diễn biến ngày càng nghiêm trọng và do căn bệnh nào đó gây nên thì bạn nên tìm đến bác sĩ để được thăm khám. Một số biện pháp điều trị bệnh khá phù hợp được kể đến như:

  • Điều trị bằng kháng sinh đối với trường hợp bị nhiễm trùng
  • Phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị nếu ung thư nặng
  • Quản lý và kiểm soát bệnh kịp thời

Phòng ngừa sưng hạch bạch huyết

Bạn hoàn toàn có thể phòng bệnh và duy trì một cơ thể khỏe mạnh cũng như hạn chế nguy cơ gây bệnh bằng cách ăn uống hợp lý và luôn đủ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, việc tập thể dục thường xuyên và kiểm soát tốt căng thẳng giúp cơ thể thoải mái và tự tin hơn.

Viêm amidan cấp ở trẻ em - Ảnh 1
Thăm khám và phòng bệnh là cách tốt nhất để cơ thể luôn khỏe mạnh

Hút thuốc gây nhiều căn bệnh liên quan đến phổi và họng nên hãy bỏ thuốc và khuyên bạn bè, người thân bỏ thuốc nếu có thể. 

Bên cạnh việc ngăn ngừa và phòng chống sưng hạch bạch huyết cổ, nếu có triệu chứng nặng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa sớm nhất có thể để được thăm khám và điều trị sớm. Sưng hạch bạch huyết mặc dù không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị dứt điểm sẽ khiến cơ thể bị suy yếu trầm trọng. 

Nếu bạn muốn biết thêm các thông tin liên quan tới vấn đề sưng hạch bạch huyết tại vùng cổ hãy nhắn tin, để lại bình luận hoặc gọi tới số Tổng đài 1800 6523. Tại đây các chuyên gia sẽ giúp bạn giải đáp nhanh và chi tiết nhất mọi vấn đề.

Bác sĩ CỐ VẤN - PGS TS HOÀNG HÀ

Bác sĩ chuyên khoa hô hấp - Giảng viên Bộ môn lao trường Đại học Y Thái Nguyên

Tiểu sử:

Từng là Trung uý, Bác sĩ Quân y trong Quân đoàn 26. Sau gần 50 năm không ngừng cống hiến và phát triển, Bs. Hoàng Hà đã đưa rất nhiều dược liệu quý của dân tộc vào các công trình nghiên cứu của mình. Ông được xem như “Người thổi hồn cho những bài thuốc cổ”, chuyên giúp người - giúp đời.

chat-active-icon