Nuốt nước bọt bị vướng – Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Nuốt nước bọt bị vướng là hiện tượng không hiếm gặp trong cuộc sống, xảy ra khi vùng họng xuất hiện vấn đề. Mặc dù đây là tình trạng thường xuất hiện và có thể điều trị nhanh chóng, nhưng trong nhiều trường hợp, nó còn phản ánh bệnh lý khác. Để hiểu rõ hơn, bạn hãy tham khảo nguyên nhân gây nên vấn đề này, cách điều trị đúng đắn và hướng dẫn phòng ngừa dưới đây

Nuốt nước bọt bị vướng là do đâu?

Có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng này, do tác động từ bên ngoài hoặc bệnh lý bên trong cơ thể. Để có được cách điều trị chuẩn xác nhất, bạn phải xác định được tình trạng này xuất hiện là do đâu: 

► Viêm họng 

Đây là lý do phổ biến nhất khiến bạn nuốt nước bọt bị vướng, khó ăn uống và hạn chế trong việc sinh hoạt hàng ngày. Viêm họng là bệnh xảy ra khi vùng niêm mạc ở hầu họng bị nhiễm trùng, xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Đi kèm với triệu chứng khó nuốt nước bọt còn có sốt cao, nghẹt mũi, ù tai, đau đầu, chóng mặt và ăn không ngon. 

Viêm họng là nguyên nhân chính khiến nuốt nước bọt bị vướng
Viêm họng là nguyên nhân chính khiến nuốt nước bọt bị vướng

► Bệnh xoang mạn tính, chảy dịch mũi sau

Một nguyên nhân khác khiến hoạt động nuốt nước bọt trở nên khó khăn là do bệnh xoang, gây nên hiện tượng chảy dịch mũi sau. Bệnh lý này xảy ra cũng do virus gây nên và nguy hiểm hơn viêm họng, đôi khi bạn phải can thiệp y tế. Nếu thấy việc nuốt nước bọt khó kéo dài, đi kèm với việc có đờm trong cổ, ù tai và ho nhiều, bạn nên thăm khám để điều trị kịp thời. 

► Viêm VA 

Một bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp khác gây nên tình trạng nuốt nước bọt bị vướng cũng phổ biến không kém là VA – thường xảy ra ở trẻ em. Lúc này, các tế bào bạch cầu đóng vai trò miễn dịch ở trẻ không hoạt động hiệu quả, VA bị sưng viêm và gây nên nhiều triệu chứng. Nếu bạn thấy con mình có biểu hiện sốt cao, khó nuốt, chán ăn và nghẹt mũi, hãy điều trị ngay lập tức. 

Trẻ em bị viêm VA rất nguy hiểm
Trẻ em nuốt nước bọt cảm thấy vướng có thể do mắc viêm VA

► Có dị vật trong cổ họng 

Trong quá trình ăn uống, bạn có thể vô tình nuốt các dị vật nhỏ xuống cổ như xương cá, xương chim bồ câu, vỏ hải sản. Các dị vật này sẽ không đi thẳng xuống dạ dày mà dễ bị mắc vào cổ, khiến việc nuốt nước bọt khó khăn. Đồng thời, chúng còn gây nên tổn thương cho niêm mạc, làm xuất hiện nhiều vấn đề nguy hiểm khác. Bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa để xử lý dị vật sớm, tránh làm ảnh hưởng cuộc sống. 

Cách điều trị nuốt nước bọt bị vướng 

Để việc nuốt nước bọt trở lại bình thường, bạn hãy điều trị chính xác nguyên nhân thay vì chỉ điều trị triệu chứng. Nếu không thể tự xác định, bạn hãy đến cơ sở y tế để được theo dõi và kê thuốc sử dụng đúng cách.

Thăm khám là cách nhanh nhất để điều trị bệnh
Thăm khám là cách nhanh nhất để điều trị bệnh

Trong trường hợp cảm thấy vướng họng nhẹ, bạn có thể ăn kẹo cao su, phương pháp này giúp các dị vật nhỏ có thể bật ra khỏi cổ. Bạn cũng không nên hút thuốc lá trong lúc này vì có thể khiến tình trạng nặng thêm. Về chế độ ăn uống, bạn cần sử dụng nhiều nước lọc mỗi ngày và ăn các món dễ nuốt như cháo, súp.

Hướng dẫn phòng ngừa bệnh hiệu quả tại nhà 

Để giúp cho việc nói chuyện, ăn uống được bình thường, bạn hãy cố gắng phòng ngừa việc nuốt nước bọt bị vướng đúng cách. Tốt nhất, khi sử dụng các món có xương và vỏ, bạn hãy nhai thật chậm để phát hiện dị vật, tránh nuốt xuống cổ. 

Bạn nên ăn uống chậm rãi và nhai kỹ để tránh nuốt dị vật
Bạn nên ăn uống chậm rãi và nhai kỹ để tránh nuốt dị vật

Bạn cũng nên súc miệng bằng nước muối mỗi ngày để làm sạch cổ họng, đồng thời giữ được hơi thở thơm tho hơn. Với trẻ em, bạn nên bảo vệ vùng cổ của bé kỹ càng, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi. 

Trên đây là những thông tin liên quan đến hiện tượng nuốt nước bọt bị vướng bạn nên biết. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn sẽ biết cách bảo vệ mình và luôn có cơ thể khỏe mạnh, cuộc sống vui tươi. 

Nếu bạn muốn biết thêm các thông tin liên quan tới nuốt nước bọt bị đau, vướng hãy nhắn tin, để lại bình luận hoặc gọi tới số Tổng đài 1800 6523. Tại đây các chuyên gia sẽ giúp bạn giải đáp nhanh và chi tiết nhất mọi vấn đề.

Bác sĩ CỐ VẤN - PGS TS HOÀNG HÀ

Bác sĩ chuyên khoa hô hấp - Giảng viên Bộ môn lao trường Đại học Y Thái Nguyên

Tiểu sử:

Từng là Trung uý, Bác sĩ Quân y trong Quân đoàn 26. Sau gần 50 năm không ngừng cống hiến và phát triển, Bs. Hoàng Hà đã đưa rất nhiều dược liệu quý của dân tộc vào các công trình nghiên cứu của mình. Ông được xem như “Người thổi hồn cho những bài thuốc cổ”, chuyên giúp người - giúp đời.

chat-active-icon