Có rất trường hợp bị viêm họng do trào ngược dạ dày nhưng lại chủ quan nghĩ là do các nguyên nhân thông thường như thời tiết, do virut, vi khuẩn hoặc môi trường….
Do đó người bệnh hay bỏ qua và không điều trị dứt điểm, khiến bệnh trở thành viêm họng mạn tính.
Vì sao viêm họng lại do trào ngược dạ dày gây nên
Theo thống kê của Bộ y tế, hơn 70% bệnh nhân bị trào ngược dạ dày có nguy cơ mắc phải bệnh viêm họng mạn tính, viêm họng hạt. Đây là một trong những căn bệnh rất phổ biến ở Việt Nam, trung bình có tới 5,4 – 7 triệu người mắc bệnh và có xu hướng ngày càng trẻ hóa.
Trào ngược dạ dày là hiện tượng acid dịch vị trào ngược lên thực quản và thậm chí là thanh quản và cổ họng. Axit chứa trong dịch vị khiến cho niêm mạc thực quản bị bỏng, rát. Khi bị trào ngược dạ dày lâu ngày không được điều trị, các thức ăn thường xuyên trào ngược tới cổ họng gây sưng và nhiễm trùng lớp niêm mạc dẫn đến bệnh viêm họng.
Viêm họng do trào ngược kéo dài nữa có thể dẫn tới khản tiếng, ho khan, dần dần chuyển sang viêm họng mạn tính và điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tràn lên xoang mũi, xoang hàm.
Theo thói quen, mọi người không hề thăm khám tại bệnh viện mà tự tìm mua các loại thuốc kháng sinh về uống, vì thế, tình trạng không thuyên giảm mà chỉ khiến cho bệnh càng nặng dần.
Dấu hiệu của viêm họng do trào ngược dạ dày
Theo các bác sĩ tại Bệnh viện E Hà Nội tình trạng bệnh nhân nhầm lẫn giữa viêm họng thông thường và viêm họng do trào ngược rất phổ biến. Nhiều bệnh nhân rất ngạc nhiên khi thăm khám tai mũi họng nhưng lại được kê toa thuốc điều trị trào ngược dạ dày.
Vì trong những trường hợp này, nguyên nhân chính gây viêm họng là chính là do trào ngược dạ dày. Đa phần viêm họng do trào ngược dạ dày cũng có những dấu hiệu như viêm viêm họng thông thường: đau rát cổ họng, đắng miệng, ngứa họng, khó nuốt…
Tuy nhiên nếu để ý kỹ, bệnh viêm họng do trào ngược dạ dày thường đi kèm với một vài biểu hiện như ợ chua, ợ nóng. Trong khi đó viêm họng thông thường sẽ đi kèm với các dấu hiệu về hô hấp như hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, cảm sốt nhẹ và nhức đầu.
Ngoài ra viêm họng do trào ngược dạ dày có thể khiến bệnh nhân nôn và buồn nôn. Cảm giác đau tức, nóng rát ở vùng thượng vị cũng thường xuyên xuất hiện và dễ dẫn đến viêm họng mạn tính
Cách phòng ngừa và khắc phục viêm họng do trào ngược
Cách chữa viêm họng do trào ngược dạ dày sẽ khác với viêm họng thông thường do phải xử lý cùng lúc cả 2 vấn đề. Trước hết cần chế tình trạng trào ngược dạ dày vì đây chính là căn nguyên trực tiếp gây viêm họng. Song song với đó là việc chủ động xử lý viêm họng tại chỗ.Trong quá trình khắc phục nên lưu những điều sau đây:
- Thường xuyên làm sạch khoang miệng, cuống họng bằng nước muối sinh lý để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây nên tình trạng viêm họng mạn tính.
- Nên hạn chế tối đa ăn các món ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, thức uống chứa chất kích thích như bia, rượu.
- Lúc ngủ cần kê gối nằm cao hơn người để tránh dịch vị dạ dày trào ngược.
- Chia bữa ăn hợp lý, không để bụng quá đói hay ăn quá no. Trước khi đi ngủ 3-4 tiếng thì không ăn bất cừ gì để hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Đồng thời có thể làm giảm các triệu chứng và tăng sức đề kháng vùng niêm mạc, bảo vệ họng bằng các loại thảo dược tự nhiên như Cúc lục lăng, cây lược vàng…Cây lược vàng có tính mát có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giải độc rất phù hợp với người bị viêm họng mạn tính do trào ngược dạ dày.