Viêm Amidan Hốc Mủ: Những Điều Cần Biết – Chớ Coi Thường!

Viêm amidan mãn tính kéo dài sẽ gây viêm amidan hốc mủ. Bệnh nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Viêm amidan hốc mủ là gì?

Viêm amidan hốc mủ là gì? 
Viêm amidan hốc mủ là gì?

Amidan có cấu trúc dạng nhiều múi, hốc, khe, vách ngăn. Điều này đã tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, cư trú và phát triển. Và khi chúng tấn công, phát triển lâu ngày sẽ gây ra tình trạng viêm, tạo thành các khối mủ. Và hiện tượng này được y khoa gọi là viêm amidan hốc mủ. (Theo Wikipedia)

Viêm amidan hốc mủ là một dạng quá phát của viêm amidan mãn tính, biểu hiện là tình trạng viêm nhiễm tại amidan, hốc amidan hình thành các khối mủ bã đậu có màu trắng lấm tấm. 

Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em.

Nhận biết viêm amidan hốc mủ bằng cách nào?

 Viêm amidan hốc mủ có triệu chứng gần giống với viêm amidan mãn tính. Tuy nhiên, bệnh diễn biến âm thầm nên các triệu chứng thường chuyển nặng như:

Xuất hiện ổ mủ

Viêm nhiễm lâu ngày sẽ khiến hình thành các ổ mũ như bã đậu ở hốc amidan. Ban đầu có màu trắng, lâu ngày sẽ chuyển sang màu xanh, vàng và gây mùi hôi cho hơi thở. 

Cơ thể mệt mỏi

Cơ thể mệt mỏi do amidan sưng to gây cản trở cho việc ăn uống, nhai nuốt, ăn không ngon miệng. 

Sốt, họng có đờm

Khi bị viêm amidan người bệnh sẽ có cảm giác ớn lạnh, sốt từ 39 – 40 độ C. Trong cổ họng sẽ chứa 1 ít dịch đờm khiến người bệnh cảm giác vướng víu, khó chịu. Vì vậy, người bệnh thường có phản xạ khạc nhổ để đẩy dịch đờm ra ngoài.

Sốt là một trong các biểu hiện của viêm amidan hốc mủ
Sốt là một trong các biểu hiện của viêm amidan hốc mủ

Biểu hiện của viêm amidan hốc mủ tương tự như các bệnh lý đường hô hấp khác nên rất khó phân biệt. Khi nhận thấy các dấu hiệu trên người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất.

Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không?

Nếu không được chẩn đoán và điều trị dứt điểm thì viêm amidan này có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm:

Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không?
Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không?
  • Biến chứng tại chỗ: xuất hiện tình trạng bội nhiễm, ổ viêm lan rộng. Thậm chí còn gây áp xe amidan khiến người bệnh cảm thấy đau họng, sốt cao, giọng nói thay đổi, hoạt động miệng khó khăn.
  • Biến chứng kế cận: vùng viêm nhiễm lan rộng ra các khu vực khác như họng, miệng,… Từ đó dẫn tới các bệnh về răng, miệng, viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm xoang, nhiễm trùng máu,….
  • Biến chứng toàn thân: khi amidan quá lớn sẽ chèn ép đường thở dẫn tới hội chứng ngừng thở khi ngủ. Ngoài ra, nó còn có thể gây phù tay chân, phù mặt suy phổi, suy tim, nhiễm khuẩn huyết, viêm khớp, viêm cầu thận.

► Xem chi tiết các biến chứng viêm amidan hốc mủ: TẠI ĐÂY

Nguyên nhân dẫn tới viêm amidan hốc mủ

Qua kết quả của nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy rằng, căn bệnh này có nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng phổ biến nhất vẫn là các nguyên nhân sau:

  • Virus, vi khuẩn: Admin giống như cửa ngõ của đường hô hấp. Do đó, bộ phận này thường xuyên tiếp xúc với virus, vi khuẩn. Khi số lượng các hại khuẩn vượt quá khả năng bảo vệ của amidan sẽ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm.
  • Tạng bạch huyết: tổ chức bạch tuyết có nhiều hạch quá phát ở vùng cổ và họng. Nên những người này rất dễ bị viêm nhiễm.
  • Yếu tố môi trường, thời tiết: môi trường ô nhiễm, nhiều khói bịu hay sự thay đổi đột ngột của thời tiết tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn phát triển một cách mạnh mẽ. Khi cơ thể không kịp thích nghi sẽ gây ra tình trạng viêm họng, viêm amidan.
Nguyên nhân dẫn tới viêm amidan hốc mủ
Nguyên nhân dẫn tới viêm amidan hốc mủ

Viêm amidan hốc mủ có tự khỏi được không?

viêm amidan hốc mủ gây ảnh hưởng đến cuộc sống vì vậy người bệnh luôn thắc mắc bao giờ viêm amidan hốc mủ có tự khỏi được không? 

Hiện nay, viêm amidan hốc mủ thường được điều trị bằng kháng sinh, tuy nhiên chúng chỉ giúp đẩy lùi triệu chứng trong khoảng 3 ngày. 

Ngoài ra, việc điều trị cũng phụ thuộc vào cơ địa của từng người, có nhiều người mất từ 7 – 10 ngày mới khỏi. Khi viêm amidan chuyển sang giai đoạn mãn tính, bệnh tái phát nhiều lần trong năm sẽ khiến cho quá trình điều trị trở nên khó khăn.

Các phương pháp điều trị viêm amidan cấp mủ

Qua thống kê, có rất nhiều người bệnh hỏi về bệnh viêm amidan hốc mủ bao nhiêu lâu thì khỏi? điều này thể hiện sự lo lắng khi mắc viêm amidan hốc mủ.

Thường khi bệnh nhân được chuẩn đoán sớm, chăm sóc và điều trị đúng cách thì khoảng 10 ngày sẽ khỏi chứng amidan có mủ. Tuy nhiên nếu phát hiện muộn hoặc không điều trị đúng cách thì bệnh có thể kéo dài và để lại nhiều biến chứng. Khi thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu như đã kể trên, bạn nên đến các cơ sở ý tế để thăm khám cẩn thận.

Dựa trên các chuẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng, bác sỹ mới đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.

1/ Điều trị viêm amidan hốc mủ theo phương pháp Tây y

Điều trị viêm amidan hốc mủ bằng phương pháp Tây y
Điều trị viêm amidan hốc mủ bằng phương pháp Tây y

Tây y là phương pháp điều trị viêm amidan hốc mủ phổ biến hiện nay. Phương pháp này được đông đảo người bệnh lựa chọn. Bởi phương pháp này giá rẻ, giúp giảm nhanh các triệu chứng, tiện lợi, dễ dàng sử dụng.

Các nhóm thuốc dùng để chữa bệnh viêm amidan này phổ biến gồm:

  • Thuốc kháng sinh (amoxicillin, penicillin,…),
  • Thuốc kháng viêm (corticosteroid, lysopaine,…),
  • Thuốc sát khuẩn, thuốc hạ sốt (ibuprofen, paracetamol).
  • Cùng với thuốc tiêu đờm (acetylcystein), thuốc giảm ho (siro, viên ngậm giảm ho).

Ngoài ra còn có thuốc giảm phù nề, thuốc kháng sinh chống liên cầu khuẩn, thuốc giảm xung huyết,…

Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý đi mua và sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. Việc tự mua, tự ý sử dụng hoặc thay đổi liệu trình dễ dẫn tới những biến chứng khó lường.

Ngoài việc dùng thuốc, phẫu thuật cắt amidan cũng đang tỏ ra vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, phương thức này chỉ được áp dụng khi bệnh diễn biến phức tạp và uống thuốc không có tác dụng. Bởi amidan là bộ phận quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể. Cắt bỏ nó đi sẽ khiến cơ thể bị suy yếu, đối diện với nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

2/ Mẹo chữa viêm amidan hốc mủ dân gian

Sử dụng mẹo dân gian để chữa amidan hốc mủ

Từ lâu trong dân gian đã lưu truyền vô số mẹo chữa viêm amidan dạng hốc mủ. Phương pháp này an toàn, tiết kiệm chi phí nhưng chỉ thích hợp với trường hợp phát hiện sớm, bệnh chớm nhẹ, chưa có nhiều biến chứng. Cụ thể, một số cách dân gian có thể áp dụng như:

  • Lá hẹ: lá hẹ tươi + 2 thìa mật ong +1 nhánh gừng hấp cách thủy trong vòng 10 phút rồi chắt lấy nước để uống.
  • Rau diếp cá: đem rửa sạch, xay nhuyễn, chắt lấy nước để uống.

Các phương thuốc dân gian này rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cũng rất tốt. Cần kiên trì làm và sử dụng để mang lại hiệu quả tốt hơn.

3/ Chữa amidan cấp mủ theo Đông y

Tây y hiệu quả nhanh nhưng với người có hệ miễn dịch yếu có thể sẽ càng suy yếu hơn. Còn các bài thuốc dân gian lại chỉ là hỗ trợ tạm thời, không thể trị khỏi.

Do đó, cách chữa viêm amidan hốc mủ hiệu quả, an toàn được đông đảo người bệnh lựa chọn đó là phương thức Đông y. Đông y sử dụng các thảo dược có tính ấm với khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ. Cùng với các vị thuốc giúp tăng cường chức năng của tạng phế, tỳ cũng như điều dưỡng cơ thể để điều trị bệnh từ gốc rễ bên trong.

Hơn nữa, ngày nay, nhiều cơ sở còn biết kết hợp cả với phương pháp y học hiện đại để cho ra dạng viên ngậm/ uống hoặc siro tiện lợi, đơn giản, dễ dàng sử dụng.

Cách chữa viêm amidan hốc mủ bằng Đông y
Cách chữa viêm amidan hốc mủ bằng Đông y

Nhiều trường hợp lầm tưởng rằng viêm amidan hốc mủ có thể tự khỏi? Nhưng điều này rất khó xảy ra, thậm chí nếu không được điều trị sớm có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Hay tham khảo dấu hiệu nhận biết viêm amidan hốc mủ để tự phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời nhé.

Hy vọng qua đó, bạn đọc sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về bệnh viêm amidan hốc mủ. Nếu cần tư vấn thêm, bạn hãy liên hệ qua số tổng đài 1800 6523 để được giải đáp nhanh và chính xác nhất.

Bác sĩ CỐ VẤN - Hoàng Sầm

Bác sĩ đa khoa - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Tiểu sử:

Sinh ra trong gia đình truyền thống 13 đời làm nghề thuốc, BS Hoàng Sầm đam mê và dành nhiều tâm huyết nghiên cứu dược liệu. Ông được biết đến là một thầy thuốc giỏi, nhà khoa học tài ba. Hiện ông đang giữ chức vụ “Chủ tịch Viện Y học Bản địa” và được mệnh danh là “Người hồi sinh nền y học bản địa nước nhà”.

Trả lời

chat-active-icon