Một số nguyên nhân gây khàn tiếng nhưng không đau họng

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị khàn tiếng nhưng không đau họng. Đôi khi, vấn đề này xuất hiện do thay đổi thời tiết, dùng thuốc hay sinh ra từ thói quen hằng ngày.

Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp, đau họng có thể xuất phát từ các bệnh lý nghiêm trọng. Nếu 1 ngày gặp phải tình trạng này, hãy dựa vào những chia sẻ sau để tìm cho mình phương án chăm sóc cơ thể hiệu quả nhất.

Dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết có thể là nguyên nhân gây khàn tiếng nhưng không đau họng. Tình trạng này có thể xuất hiện khi thời tiết thay đổi liên tục và đi cùng với các biểu hiện khác như: Chảy nước mắt, nước mũi và ho…

Trong trường hợp này, chính nước mũi chảy ngược vào cổ họng và ho đã ảnh hưởng đến hoạt động của dây thanh quản khiến tiếng nói trở nên khàn hơn.

Khàn tiếng mà không đau họng do thay đổi thời tiết

Hút hoặc hít khói thuốc lá

Hút thuốc lá nhiều và thường xuyên cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị khàn tiếng dù không đau họng. Đây là điều dễ hiểu vì hút thuốc từ lâu đã được coi là 1 trong những thói quen xấu, tác động tiêu cực đến sức khoẻ.

Chất hoá học trong khói thuốc chất gây tác động xấu đến nhiều cơ quan, không chỉ là hệ hô hấp, phổi hay thanh quản. Chính vì thế mà người hút thuốc hoặc hít khói thuốc lâu năm có thể bị khàn tiếng.

Hít phải dị vật, hoá chất, tiếp xúc với chất kích thích

Hít thở trong môi trường ô nhiễm, có nhiều khói bụi, hóa chất hoặc hít phải dị vật cũng có thể khiến bạn bị khàn tiếng. Ngoài ra, một số chất có đặc tính tẩy rửa mạnh được dùng trong gia đình cũng tác động đến đường hô hấp, ảnh hưởng đến thanh quản gây ra khàn tiếng.

Tình trạng này cũng có thể do hít phải khói bụi, hóa chất, dị vật, …
Tình trạng này cũng có thể do hít phải khói bụi, hóa chất, dị vật, … 

Trào ngược dạ dày thực quản

Không phải ai cũng biết tình trạng trào ngược dạ dày cũng có thể gây ra khàn tiếng. Lí do là do dây thanh âm bị axit trào ngược từ dạ dày trào ít nhiều tác động và ảnh hưởng đến hoạt động.

Khi bệnh nhẹ, tình trạng này xuất hiện không thường xuyên, không kèm ợ hơi, ợ chua. Tuy nhiên, nếu không khắc phục sớm thì khàn tiếng có thể tăng dần và xuất hiện nhiều vào sáng sớm sau khi ngủ dậy và đi kèm với nhiều triệu chứng khó chịu.

Sử dụng Corticosteroid dạng hít

Bạn cũng có thể bị khàn tiếng nếu thường sử dụng các loại thuốc chứa corticosteroid dạng hít trong thời gian dài. Tình trạng này thường xuất hiện ở những bị hen hoặc COPD bởi các loại thuốc được họ sử dụng đều chứa corticosteroid.

Chấn thương

Tai nạn, chấn thương ở cổ họng cũng là 1 trong những nguyên nhân gây khàn tiếng không thể bỏ qua. Chấn thương có thể xuất hiện trong quá trình lao động, do tai nạn giao thông. Ngoài ra, phẫu thuật nội soi hoặc đặt nội khí quản cũng ảnh hưởng đến dây thanh âm khiến cho tiếng nói phát ra khàn, đục hoặc không rõ ràng.

Viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản

Những bệnh liên quan đến vùng họng, amidan hay thanh quản đều có thể gây khàn tiếng. Khi đó, vùng viêm chèn ép vào cổ họng khiến người bệnh gặp khó khăn khi phát âm hay nói chuyện. Lí do bạn không cảm thấy đau họng là bởi sự khác biệt trong tình trạng bệnh.

Nếu nguyên nhân do chấn thương hoặc bệnh lý thì bạn cần khám chữa, điều trị sớm
Nếu nguyên nhân do chấn thương hoặc bệnh lý thì bạn cần khám chữa, điều trị sớm

Chứng khó phát âm

Khàn tiếng nhưng không đau họng cũng có thể đến từ chứng khó phát âm do co thắt. Y học gọi tình trạng này là Spasmodic Dysphonia. Chứng bệnh này sinh ra từ bất thường của hệ thần kinh khiến việc co rút, điều khiển các khối cơ quanh thanh quản gặp nhiều khó khăn. Cũng từ đây, giọng nói của người bệnh bị vỡ và khan tiếng.

Ngoài ra, khàn tiếng nhưng không đau họng có thể do các bệnh lý thần kinh (đa xơ cứng, Parkinson…), bệnh suy giáp, ung thư tuyến giáp, ung thư gan, ung thư phổi có thể gây sưng, u, di căn lên thanh quản, U nang dây thanh âm hoặc polyp dây thanh âm (xuất hiện ở người thường xuyên phải nói nhiều, nói to).

Đặc biệt, nếu nguyên nhân là do liệt dây thần kinh thanh quản thì cần chữa trị sớm để tránh mất tiếng vĩnh viễn. Với chia sẻ trên, rất mong bạn ghi nhớ và thật sự quan tâm đến sức khoẻ của mình để tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Nếu bạn muốn biết thêm về hiện tượng khàn tiếng cũng như các bệnh lý khác có thể để lại bình luận hoặc liên hệ đến Tổng đài 1800 6523 để được tư vấn chi tiết hơn.

Bác sĩ CỐ VẤN - PGS TS HOÀNG HÀ

Bác sĩ chuyên khoa hô hấp - Giảng viên Bộ môn lao trường Đại học Y Thái Nguyên

Tiểu sử:

Từng là Trung uý, Bác sĩ Quân y trong Quân đoàn 26. Sau gần 50 năm không ngừng cống hiến và phát triển, Bs. Hoàng Hà đã đưa rất nhiều dược liệu quý của dân tộc vào các công trình nghiên cứu của mình. Ông được xem như “Người thổi hồn cho những bài thuốc cổ”, chuyên giúp người - giúp đời.

chat-active-icon