Hình ảnh viêm amidan hốc mủ và những triệu chứng bệnh cần lưu ý

Dựa vào hình ảnh viêm amidan hốc mủ, người bệnh có thể hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh cũng như mức độ nặng nhẹ của bệnh. Từ đó giúp người bệnh đưa ra quyết định đúng đắn khi lựa chọn phương pháp điều trị. 

Amidan là 2 khối màu hồng nằm ở 2 bên thành họng – nơi giao nhau giữa đường ăn uống và đường thở. Do bản chất bề mặt amidan không nhẵn mịn mà có nhiều khe hốc nên virus, vi khuẩn dễ ẩn náu trong khe hốc, lâu ngày sẽ tạo nên các khối mủ có màu trắng hoặc xanh, trông như bã đậu, dạng vón cục và có mùi rất hôi. 

hình ảnh viêm amidan hốc mủ - Ảnh 1

Thực chất, viêm amidan hốc mủ là biến chứng của bệnh viêm amidan thông thường do không được phát hiện sớm và điều trị triệt để. Ngoài ra, bệnh còn hình thành do bị lây lan từ các bệnh viêm tai mũi họng, do vệ sinh răng miệng kém, ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường ô nhiễm hoặc do ăn uống không lành mạnh…

Viêm amidan hốc mủ không phải là bệnh lý đơn giản. Trên thực tế, nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách, bệnh có thể diễn tiến ngày càng nặng và dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần biết cách quan sát và tự chẩn đoán tình trạng bệnh và báo ngay cho bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Hình ảnh viêm amidan hốc mủ cấp tính

Hình ảnh viêm amidan hốc mủ cấp tính
Hình ảnh viêm amidan hốc mủ cấp tính

Người bị viêm amidan hốc mủ cấp tính thường có các triệu chứng như:

  • Sốt cao
  • Đau ngực
  • Ho nhiều, ho có đờm
  • Lưỡi bẩn, lưỡi có rêu trắng
  • Khàn tiếng
  • Amidan sưng to
  • Người mệt mỏi, nuốt đau, nuốt vướng
  • Chán ăn.

Hình ảnh viêm amidan hốc mủ mãn tính

Đối với viêm amidan hốc mủ mãn tính, các triệu chứng người bệnh thường gặp là:

  • Sốt nhẹ, có thể không sốt
  • Đau, rát, ngứa cổ họng
  • Ho khan
  • Khàn tiếng
  • Hơi thở có mùi hôi, khó chịu
  • Thở khò khè
  • Ngủ ngáy, tiếng ngáy to
Hình ảnh viêm amidan hốc mủ mãn tính
Hình ảnh viêm amidan hốc mủ mãn tính

Khi bị viêm amidan hốc mủ, người bệnh cần làm gì?

Ngay khi có các triệu chứng khó chịu, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Dựa trên thăm khám, kiểm tra và làm xét nghiệm (nếu cần), và kê đơn thuốc phù hợp với độ tuổi, tình trạng bệnh cụ thể. 

⇒ Một số lưu ý trong quá trình điều trị viêm amidan hốc mủ

Việc điều trị viêm amidan hốc mủ cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn cho người bệnh. Do đó, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau đây:

➡️ Tuyệt đối không tự ý mua các loại thuốc tây hoặc kháng sinh. Chỉ sử dụng thuốc theo đúng đơn kê của bác sĩ. 

➡️ Không tự ý tăng, giảm liều dùng, không ngưng dùng thuốc khi thấy triệu chứng được cải thiện. 

➡️ Cần biết rằng, việc lạm dụng thuốc tây hoặc kháng sinh có thể dẫn đến lờn thuốc, kháng kháng sinh hoặc gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm như dị ứng, rối loạn tiêu hóa, gây hại lên gan thận. 

hình ảnh viêm amidan hốc mủ - điều trị viêm amidan hốc mủ như thế nào?

Ngoài việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cũng có thể áp dụng một số mẹo đơn giản để đẩy lùi các triệu chứng bệnh như:

  • Súc họng và vệ sinh răng miệng thường xuyên để loại bỏ virus, vi khuẩn và các mảng bám thức ăn.
  • Áp dụng một số mẹo dân gian như tắc chưng mật ong, sử dụng cây lược vàng, lá đinh lăng, rau diếp cá….để giảm đau sưng viêm amidan và loại bỏ mùi hôi khó chịu. 
  • Sử dụng đồng thời thảo dược hoặc các sản phẩm từ thảo dược có tác dụng bất hoạt virus, vi khuẩn gây viêm amidan như thảo dược Cúc Lục Lăng, Sơn Đậu Căn, Thăng Ma,….để hỗ trợ điều trị viêm amidan hốc mủ, rút ngắn thời gian điều trị bệnh. 

Trên đây là hình ảnh viêm amidan hốc mủ và những triệu chứng bệnh theo 2 dạng cấp tính và mãn tính của amidan hốc mủ. Khi mắc bệnh, người bệnh nên có hướng điều trị càng sớm càng tốt, tránh để bệnh kéo dài gây biến chứng khó lường. Nếu cần tư vấn hỗ trợ chuyên sâu từ chuyên gia, vui lòng liên hệ: 1800 6523

Bác sĩ CỐ VẤN - Hoàng Sầm

Bác sĩ đa khoa - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Tiểu sử:

Sinh ra trong gia đình truyền thống 13 đời làm nghề thuốc, BS Hoàng Sầm đam mê và dành nhiều tâm huyết nghiên cứu dược liệu. Ông được biết đến là một thầy thuốc giỏi, nhà khoa học tài ba. Hiện ông đang giữ chức vụ “Chủ tịch Viện Y học Bản địa” và được mệnh danh là “Người hồi sinh nền y học bản địa nước nhà”.

chat-active-icon