Viêm amidan có mủ uống thuốc gì? Chú ý khi dùng thuốc

Viêm amidan có mủ là biến chứng của viêm amidan mãn tính do điều trị không đúng cách, nếu không điều trị sớm sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng như áp xe amidan, xơ amidan. Vậy nếu bị viêm amidan có mủ uống thuốc gì để mau khỏi? 

Tổng quan về bệnh viêm amidan có mủ 

Bề mặt của amidan không bằng phẳng mà có các hốc nên rất dễ bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn tích tụ lâu ngày trong hốc tạo nên các khối mủ có mùi hôi khó chịu. Do vị trí bị tổn thương nằm sâu bên trong cổ họng nên người bệnh khó chủ động nhận biết. Một số dấu hiệu cần phải đặc biệt chú ý: 

  • Soi gương kỹ có thể thấy bề mặt amidan có mủ trắng, vón thành kén 
  • Đau rát cổ họng, cơn đau lan đến cả tai
  • Khản tiếng, ho nhiều, ho có đờm
  • Hơi thở có mùi khó chịu
  • Khó nuốt, khi nuốt có cảm giác vướng

Người bệnh gặp phải rất nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Vậy viêm amidan có mủ uống thuốc gì để chữa trị triệt để?

Viêm amidan có mủ là bệnh lý thường gặp
Viêm amidan có mủ là bệnh lý thường gặp

Điều trị viêm amidan có mủ bằng thuốc

Đối với những trường hợp không quá nghiêm trọng thì sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc như: 

1. Chữa viêm amidan có mủ bằng thảo dược

Khi bệnh mới khởi phát, người bệnh có thể sử dụng các phương thuốc dân gian để làm giảm thiểu các triệu chứng. Những bài thuốc dân gian được sử dụng bao gồm: 

  • Mật ong hấp quất: chuẩn bị 3 trái quất tươi rửa sạch rồi thái lát mỏng, cho vào chén nhỏ cùng 2 thìa mật ong. Hấp trong vòng 15 phút. Để nguội rồi ăn cả nước và cái, nuốt từ từ xuống cổ họng. Ngày uống 2 lần, sau ăn 30 phút. 
Các phương pháp dân gian cũng được đưa vào điều trị viêm amidan có mủ
Các phương pháp dân gian cũng được đưa vào điều trị viêm amidan có mủ
  • Lá hẹ: Thái nhỏ lá hẹ tươi cho vào bát rồi trộn cùng với 2 – 3 lát gừng tươi và 10ml mật ong. Hấp cách thủy trong 20 phút. Chắt lấy nước rồi chia làm 3 phần ăn trong ngày (phải ăn cả nước và cái). 
  • Nghệ: Cạo sạch vỏ củ nghệ sau đó giã nát trộn cùng với 1 – 2 thìa mật ong. Hấp hỗn hợp trên trong vòng 20 phút sau đó chắt lấy nước, chia làm hai phần uống trong ngày. 
  • Tỏi: Chuẩn bị khoảng 10 củ tỏi và 100ml giấm ăn. Sau khi bóc vỏ tỏi, thái lát thì cho vào bình thủy tinh đổ ngập giấm rồi ngâm trong vòng 1 tháng. Khi thấy nước tỏi chuyển sang màu vàng thì có thể lấy ra sử dụng. Lấy tỏi ra ngậm trong vòng 10 – 15 phút để giảm đau, giảm sưng viêm. Ngày thực hiện 3 lần, liên tục trong một tuần cho hiệu quả tốt nhất. 

2. Sử dụng Tây Y chữa viêm amidan có mủ

Đối với những trường hợp bệnh nhân nặng hơn thì cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Tùy từng ca bệnh sẽ có thuốc điều trị phù hợp

Viêm amidan có mủ uống thuốc gì?
Viêm amidan có mủ uống thuốc gì?
  • Thuốc kháng sinh: có khả năng diệt khuẩn, chống lại các tác nhân gây bệnh khiến cho ký sinh trùng không thể hoạt động được. 
  • Thuốc hạ sốt, giảm đau như paracetamol được sử dụng nhiều vì tính an toàn, tuy nhiên vẫn phải có chỉ định sử dụng của bác sĩ
  • Thuốc giảm xung huyết, giảm phù nề như betadine, oropivalone, lysopaine, ..
  • Thuốc ho để làm giảm các triệu chứng gây ho khó chịu 

Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định, người bệnh cần phải chú trọng tới lối sống sinh hoạt thường ngày, vệ sinh cổ họng sạch sẽ để bệnh sớm khỏi. Các biện pháp điều trị chỗ bao gồm: 

  • Súc họng bằng nước muối loãng hoặc bicarbonate
  • Thuốc kháng viêm, sát khuẩn tại chỗ như betadine, oropivalone, lysopaine
Súc họng bằng nước muối loãng hỗ trợ điều trị viêm amidan có mủ
Súc họng bằng nước muối loãng hỗ trợ điều trị viêm amidan có mủ

Người bệnh không thể tự điều trị khỏi hoàn toàn bệnh viêm amidan có mủ mà hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa để có phác đồ điều trị riêng bởi lẽ căn bệnh này rất khó phục hồi. Dù hiểu rõ viêm amidan có mủ uống thuốc gì nhưng người bệnh tuyệt đối không được tự ý điều trị vì có thể xảy ra biến chứng gây nguy hiểm tới sức khỏe.

Nếu có vấn đề thắc mắc chưa hiểu rõ, bệnh nhân hãy gọi tới số Hotline 1800 6523 để được hỗ trợ tìm phương án chữa bệnh hiệu quả.

Bác sĩ CỐ VẤN - Hoàng Sầm

Bác sĩ đa khoa - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Tiểu sử:

Sinh ra trong gia đình truyền thống 13 đời làm nghề thuốc, BS Hoàng Sầm đam mê và dành nhiều tâm huyết nghiên cứu dược liệu. Ông được biết đến là một thầy thuốc giỏi, nhà khoa học tài ba. Hiện ông đang giữ chức vụ “Chủ tịch Viện Y học Bản địa” và được mệnh danh là “Người hồi sinh nền y học bản địa nước nhà”.

Trả lời

chat-active-icon