Bệnh gì có triệu chứng đau rát cổ họng khi nuốt nước bọt?

Nhiều người cảm thấy đau rát cổ họng khi nuốt nước bọt nhưng lại không biết mình đang mắc phải bệnh gì? Nguyên nhân đau rát là do đâu? Bệnh này có nguy hiểm không? Đừng bỏ qua thông tin sau để cùng tìm hiểu về nguyên nhân, cách chữa trị khi có hiện tượng đau cổ họng. 

Đau rát cổ họng khi nuốt nước bọt là bệnh gì? 

Hiện tượng đau cổ họng thường xuyên xảy ra ở tất cả các lứa tuổi. Nếu bạn cảm thấy nuốt nước bọt bị đau rát thì nguy cơ có thể gặp một số bệnh  như sau. 

Đau rát vùng cổ họng khi nuốt nước bọt là biểu hiện của bệnh gì?
Đau rát vùng cổ họng khi nuốt nước bọt là biểu hiện của bệnh gì?

► Bệnh viêm họng

Viêm họng là bệnh phổ biến gây ra tình trạng cổ họng đau rát, khó nuốt nước bọt. Nếu có những dấu hiệu đi kèm như sau thì chắc chắn bạn bị viêm họng:

  • Có hiện tượng sốt.
  • Trong cổ họng có bạch huyết, sưng mủ.
  • Xuất hiện mảng trắng trên khu vực amidan.
  • Vòm miệng đau và có thể xuất hiện đốm nhỏ li ti. 

► Viêm xoang mũi

Biểu hiện  phổ biến của những người bị viêm xoang chính là: nuốt nước bọt bị đau họng, hắt hơi liên tục, đau đầu. Khi bị viêm xoang, các niêm mạc sưng lên khiến mũi bị nghẹt, không thể thoát khí. 

► Bệnh viêm amidan

Viêm amidan là bệnh xuất hiện do virus gây ra. Bệnh nhân viêm amidan, bên cạnh có triệu chứng đau họng sẽ đi kèm một số dấu hiệu như sau:

  • Amidan bị sưng.
  • Có dấu hiệu sốt nóng.
  • Xuất hiện đốm trắng trên amidan.
  • Hơi thở từ miệng có mùi hôi.

Khi amidan bị sưng lên sẽ gây ra cảm giác đau nhức vùng họng. Vì vậy, nếu bạn gặp phải một trong những triệu chứng trên thì nên đến gặp bác sĩ để được chữa trị kịp thời. 

Đau rát họng kèm sưng mủ là biểu hiện bị viêm amidan
Đau rát họng kèm sưng mủ là biểu hiện bị viêm amidan 

► Viêm nắp thanh quản

Hiện tượng thường gặp đối với những người bị viêm nắp thanh quản chính là đau rát vùng cổ họng. Đặc biệt, người bệnh có thể dựa vào một số triệu chứng nổi bật như: Thở khò khè, sốt cao, chảy nước dãi, khàn giọng,… 

► Các bệnh liên quan đến thực quản

Nếu bị viêm thực quản, người bệnh sẽ cảm thấy đau rát cổ họng bởi axit trong dạ dày bị trào ngược. Ngoài đau họng, bệnh này còn có một số dấu hiệu khác như: Ợ chua, buồn nôn, khàn giọng, đau bụng.

Đau rát cổ họng có nguy hiểm không?

Như đã nói ở trên, đau rát cổ họng là dấu hiệu của một số bệnh thường gặp. Tất cả các bệnh đó đều không quá nguy hiểm và có thể điều trị khỏi nếu đúng phương pháp. 

Đau rát cổ họng là hiện tượng không quá nguy hiểm
Đau rát cổ họng là hiện tượng không quá nguy hiểm 

Ngoài những bệnh trên, đau rát cổ họng cũng có thể là biểu hiện của người bị viêm tai giữa, mất nước, chấn thương vùng họng,… Người bệnh không nên chủ quan, khi uống thuốc khoảng 2 ngày không đỡ thì hãy tìm đến bác sĩ. Vậy để chẩn đoán chính xác và chữa trị kịp thời thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra.

Bị đau rát cổ họng xử trí như thế nào?

Bên cạnh thăm khám tại các cơ sở y tế, nếu có hiện tượng đau họng thì người bệnh có thể phòng tránh tình trạng này bằng một số cách như:

  • Tuyệt đối không ăn đồ lạnh, không uống nước lạnh.
  • Uống đủ nước và thường xuyên uống nước ấm.
  • Ăn thức ăn mềm và ấm.
  • Súc miệng bằng nước muối để chống nhiễm trùng họng.
Súc miệng bằng nước muối để chống nhiễm trùng họng.
  • Vệ sinh miệng sạch sẽ sau mỗi bữa ăn. 
  • Bổ sung vào thực đơn các loại thực phẩm có vitamin a và vitamin c.
  • Hạn chế uống chất kích thích hoặc hút thuốc gây ảnh hưởng đến vòm họng.  
  • Nên mặc thật ấm, quàng khăn, đeo khẩu trang nếu đi ra ngoài khi trời lạnh. 

Bài viết đã trả lời chi tiết cho câu hỏi “Bệnh gì có triệu chứng đau rát cổ họng khi nuốt nước bọt?”. Nhìn chung, đau cổ họng là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau. Để đảm bảo an toàn, chữa trị nhanh chóng và tận gốc thì người bệnh nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế. 

Nếu bạn muốn biết thêm các thông tin liên quan tới vấn đề đau rát họng hãy nhắn tin, để lại bình luận hoặc gọi tới số Tổng đài 1800 6523. Tại đây các chuyên gia sẽ giúp bạn giải đáp nhanh và chi tiết nhất mọi vấn đề.

Bác sĩ CỐ VẤN - PGS TS HOÀNG HÀ

Bác sĩ chuyên khoa hô hấp - Giảng viên Bộ môn lao trường Đại học Y Thái Nguyên

Tiểu sử:

Từng là Trung uý, Bác sĩ Quân y trong Quân đoàn 26. Sau gần 50 năm không ngừng cống hiến và phát triển, Bs. Hoàng Hà đã đưa rất nhiều dược liệu quý của dân tộc vào các công trình nghiên cứu của mình. Ông được xem như “Người thổi hồn cho những bài thuốc cổ”, chuyên giúp người - giúp đời.

chat-active-icon