Cảm giác vướng ở cổ họng là như thế nào? Có ảnh hưởng đến sức khoẻ không?

Nhiều người thường gặp cảm giác vướng ở cổ họng và nghĩ rằng đây là một vấn đề bình thường. Tuy nhiên đừng quá xem nhẹ triệu chứng này vì nếu không chăm sóc cẩn thận, bạn có thể gặp các biến chứng nguy hiểm hơn về sau. Vậy nguyên nhân của nó đến từ đâu? Bạn cần nắm rõ được các biểu hiện phổ thông cũng như cách bảo vệ cổ họng để đảm bảo sức khỏe cho chính mình. 

Cảm giác vướng ở cổ họng là như thế nào?

Như thế nào là cảm giác vướng ở cổ họng
Như thế nào là cảm giác vướng ở cổ họng

Người bị khi có cảm giác vướng ở cổ họng thường thấy khó chịu và nuốt thức ăn cũng trở nên đau hơn, tuỳ từng mức độ ở mỗi cá nhân. Lúc này, ở cổ họng của bạn như có một cục u phía bên trong và nếu nó càng to thì cảm giác sẽ biến từ nhức sang cứng, đau tức cũng như thấy nhói mỗi khi nuốt nước bọt. 

Tuy nhiên điều này không có nghĩa rằng vòm họng của bạn đang có một khối u mà đây chỉ là tình trạng sưng bên trong khiến bản thân thấy vướng víu. Khi gặp tình trạng này, bạn cần chăm sóc cũng như ăn uống thật kỹ càng để cải thiện.

Tại sao lại cảm thấy vướng ở cổ họng?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cảm giác bị vướng ở cổ họng và chắc chắn sẽ có một số lý do ở dưới đây khiến bạn bất ngờ.

Lý do bạn cảm thấy vướng cổ họng

Nguyên nhân cơ bản nhất chính là việc bạn bị viêm amidan, nếu nhẹ thì tình trạng sẽ không quá nghiêm trọng. Nhưng khi để lâu thì cảm giác vướng ở họng sẽ tăng nhiều hơn, điều này đồng nghĩa rằng bạn đang bị nặng hơn. Lượng virus, vi khuẩn trong vòm họng lúc này cũng tăng lên và làm cho người bị thêm nhiễm trùng, khiến cổ họng tổn thương, sưng tấy.

Bên cạnh đó, căn bệnh hen suyễn không ai muốn gặp phải cũng là nguyên nhân dễ dàng dẫn đến vấn đề này ở nhiều người. Hen suyễn làm cho đường thở của bạn hoạt động khó khăn hơn và làm cho phổi không hấp thụ được đều đặn, không khi không cân bằng nhau.

Điều này sẽ làm cho việc thở của bạn càng gặp vấn đề nặng, cơn hen sẽ phát triển và làm cổ họng phải “làm việc” nhiều hơn bình thường, làm cho nhiều khói bụi có cơ hội tấn công.

Bệnh trào ngược dạ dày có thể gây vướng cổ họng khó nuốt

Tiếp đó, căn bệnh trào ngược dạ dày cũng là nguyên nhân ít gặp nhưng không phải là không xảy ra. Lượng axit thừa sẽ được chuyển hoá và di chuyển lên khu vực cổ họng và “gây” vấn đề tại đây. Nếu để lâu, cổ họng của bạn khi tiếp xúc nhiều với khối axit này cũng sẽ trở nên đau nhức rồi sưng tấy.

Một số lý do khác mà nhiều người bị đơn giản là vị cơ địa của họ dễ bị dị ứng. Đây là nguyên nhân có phần khá nan giai, đòi hỏi bạn cần tránh thứ mình dị ứng càng xa càng tốt. Một số thực phẩm như hải sản cũng dễ làm những ai hay dị ứng gặp vấn đề với cổ họng của mình. 

Hơn thế nữa, một số người có bệnh liên quan trước đó như ung thư thực quản hay viêm họng hạt thì đây là triệu chứng rất dễ hiểu. Với mức ung thư thực quản, vấn đề sẽ được xem xét là nặng hơn bao giờ hết và phải đi kiểm tra bác sĩ trực tiếp.

Cách phòng tránh để vướng cổ họng không bị nặng thêm

Cách phòng ngừa vướng cổ họng không chuyển nặng

Việc ngăn ngừa vấn đề này có thể xuất phát từ nhiều cách khác nhau, và đây đều là những điều rất cơ bản mà bạn dễ dàng thực hiện được nó mỗi ngày:

  • Uống thật nhiều nước để vòm họng luôn được thanh lọc và mát mẻ. Tránh tình trạng để môi quá khô vì mất nước. 
  • Tránh việc đưa tay vào miệng để kiểm tra vì đây là cơ hội cho vi khuẩn tấn công vào nhiều hơn. 
  • Luôn ăn uống đồ đảm bảo sức khoẻ, và tránh các thực phẩm bạn dễ dàng bị dị ứng, nổi mẩn. 

Bên trên là những thông tin về cảm giác vướng ở cổ họng mà bạn cần biết. Mong rằng thông qua một số chia sẻ ở bài viết này, người đọc sẽ nắm rõ được nguyên nhân cũng như biểu hiện phổ biến của vấn đề này. Và hãy bảo vệ vòm họng của mình bằng những hành động cơ bản hàng ngày. 

Nếu bạn muốn biết thêm các thông tin liên quan tới cổ họng, amidan hãy nhắn tin, để lại bình luận hoặc gọi tới số Tổng đài 1800 6523. Tại đây các chuyên gia sẽ giúp bạn giải đáp nhanh và chi tiết nhất mọi vấn đề.

Bác sĩ CỐ VẤN - PGS TS HOÀNG HÀ

Bác sĩ chuyên khoa hô hấp - Giảng viên Bộ môn lao trường Đại học Y Thái Nguyên

Tiểu sử:

Từng là Trung uý, Bác sĩ Quân y trong Quân đoàn 26. Sau gần 50 năm không ngừng cống hiến và phát triển, Bs. Hoàng Hà đã đưa rất nhiều dược liệu quý của dân tộc vào các công trình nghiên cứu của mình. Ông được xem như “Người thổi hồn cho những bài thuốc cổ”, chuyên giúp người - giúp đời.

chat-active-icon