Viêm họng hạt gây cản trở quá trình sinh hoạt của bạn? Bạn phân vân không biết nên can thiệp hay không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
>>> Những biến chứng khó lường của bệnh viêm họng hạt
>>> Thuốc kháng sinh chữa viêm họng hạt có phải là lựa chọn duy nhất để điều trị bệnh?
Viêm họng hạt là gì?
Viêm họng hạt là tình trạng viêm nhiễm kéo dài và liên tục nhiều lần của niêm mạc vùng hầu họng và amidan, dẫn tới các mô lympho ở thành sau họng phình lên.
Viêm họng hạt là bệnh hay gặp nhiều ở người lớn, tuy không gây ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh nhưng làm suy giảm chất lượng cuộc sống của họ. Bệnh nhân bị viêm họng hạt gặp khó khăn trong giao tiếp do ngứa, vướng họng khi đang nói chuyện, vừa nói vừa phải dừng lại để khạc đờm.
Viêm họng hạt có nên đốt hay không?
Đốt họng hạt là một tiểu thủ thuật nhằm làm tiêu các hạt viêm ở thành sau họng. Chỉ định đốt họng hạt hay không cần được bác sĩ chuyên môn cân nhắc kỹ về lợi ích và tác hại của nó đem lại đối với bệnh nhân.
Nhiều người bệnh tin rằng đốt hạt có thể chữa dứt điểm viêm họng hạt, do vậy yêu cầu bác sĩ điều trị bằng cách này cho mình. Tuy nhiên không phải vậy, có thể nói chắc chắn một điều rằng đốt họng hạt chỉ là giải pháp tạm thời, giúp người bệnh giảm sự khó chịu do các hạt to trên thành họng.
Đốt chỉ có hiệu quả với những hạt to, những hạt nhỏ li ti nếu không được xử lý lúc đó, hoàn toàn có thể phát triển về sau. Trên thực tế, nhiều bệnh nhân sau một thời gian sẽ đi đốt lại (thời gian hạt li ti phát triển to lên là khác nhau ở từng người, có người sau khoảng 4, 5 năm sẽ đi đốt lại, có người sau 10 năm hoặc hơn).
Chính vì vậy, người mắc bệnh cần cân nhắc khi quyết định đốt hạt.
Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc Bị viêm họng hạt có nên đốt không?, để được tư vấn chi tiết về cách hỗ trợ điều trị viêm họng hạt hiệu quả bằng bài thuốc cổ phương từ thảo được, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6523 để được tư vấn MIỄN PHÍ.