[Vietnamnet]: Viêm amidan có nhất thiết phải cắt?

Viêm amidan ai cũng có thể bị, nếu phòng ngừa và diệt virus khởi nguyên thì bệnh sẽ không phát triển nặng.

Không phải lúc nào cũng có chỉ định cắt

Viêm amidan ai cũng có thể bị, nếu phòng ngừa và diệt virus khởi nguyên thì bệnh sẽ không phát triển nặng

Nhiều người thấy viêm họng, sưng amidan là nghĩ ngay đến việc hỏi bác sĩ có nên cắt không. Nhiều bà mẹ thấy con được chẩn đoán viêm amidan gây ho, sốt cũng đề nghị bác sĩ cắt cho con. Vậy trường hợp nào thì nên cắt amidan, cắt có gây biến chứng không, không cắt thì phải làm sao để không bị bệnh tái phát…

Các chuyên gia tai mũi họng khuyến cáo chỉ cắt amidan trong những trường hợp sau: Bệnh nhân hay bị viêm, tái phát nhiều, từ 5-6 lần trong một năm; Bệnh nhân bị áp xe; Viêm amidan gây nên những biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang hoặc các biến chứng nặng như thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận; Amidan quá to, gây cản trở đường thở, ngủ ngáy, ngưng thở trong lúc ngủ, hoặc nhiễm trùng tái phát nhiều lần. Ngoài ra, amidan còn được chỉ định cắt khi có nhiều ngóc ngách chứa nhiều chất tiết gây hôi miệng, nuốt vướng, hoặc nghi ngờ ác tính.

Viêm amidan ai cũng có thể bị, nếu phòng ngừa và diệt virus khởi nguyên thì bệnh sẽ không phát triển nặng
Cắt amidan là một phẫu thuật đơn giản, dễ thực hiện và khá an toàn. Tuy nhiên, có thể gây biến chứng, thậm chí tử vong do chảy máu khi nhân viên y tế thực hiện không đúng kỹ thuật như cắt chạm mạch máu gây chảy máu không cầm; ngoài ra, bệnh nhân còn có thể đối mặt với biến chứng của gây mê – sốc phản vệ.

Trước khi tiến hành gây mê và phẫu thuật, bệnh nhân cần được tiến hành thăm khám và làm các xét nghiệm cẩn thận; Vì vậy, người bệnh cần đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa điều trị đúng cách, hoặc chỉ định cắt amidan nếu cần thiết.

Dùng thảo dược đẩy lùi viêm amidan

Dùng sản phẩm từ cây cúc lục lăng viêm amidan cấp và mãn sẽ được đẩy lùi

BS. Hoàng Sầm, Chủ tịch Viện Y học Bản địa Việt Nam, nguyên giảng viên chính bộ môn Đông y – Đại học Y dược Thái Nguyên cho biết: “Khi có những triệu chứng ban đầu gây viêm họng như ngứa, rát, nuốt vướng thì nên loại bỏ ngay, bởi lúc này virus khởi nguyên gây viêm amidan đang bắt đầu ‘quấy rối’. Uống nhiều nước không để khô cổ họng, uống và ăn nhiều loại thực phẩm có chứa vitamin C để tăng cường sức đề kháng, không nằm máy lạnh, không uống nước đá lạnh… dùng thảo dược dạng viên ngậm có chứa thành phần diệt virus gây viêm amidan, viêm họng. Hiện nay viên ngậm An Hầu Đan có chứa thành phần này”.

Viên ngậm này có thành phần chính từ cây cúc lục lăng. Cúc lục lăng là một thảo dược quý, chỉ có thể mọc ở độ cao 1.200 – 1.500m so với mặt nước biển và chỉ có ở miền biên viễn Việt Nam như Tả Phìn Hồ (Hà Giang), một số núi cao trên dãy Hoàng Liên Sơn.

Cũng theo BS. Hoàng Sầm, tác dụng chống viêm của nó có giá trị cả ở tình trạng cấp tính và mạn tính. Nếu được sử dụng ngay trong 6h – 12h đầu tiên kể từ khi virus họ Orthomyxoviridae gây viêm họng, viêm amidan thì chất sesquiterpene của cúc lục lăng sẽ ức chế lập tức sự phát triển của virus này, đồng thời giúp giảm viêm nhanh nhờ ức chế hoạt động của Cytokine và Chemokine – các phân tử protein tín hiệu khởi động viêm.

Trong một viên ngậm An Hầu Đan, BS. Hoàng Sầm cho biết có tới 4 thảo dược được điều phối, tận dụng tất cả các lợi thế của mỗi loại. Đó là cúc lục lăng – vị chính – kháng virus đường hô hấp, kháng viêm; sơn đậu căn kháng viêm giảm đau; lược vàng điều hòa miễn dịch và thăng ma kháng khuẩn, chống xuất tiết. Đây là bài thuốc áp dụng cấu trúc Quân, Thần, Tá, Sứ của Y học cổ truyền.

Trích nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/viem-amidan-co-nhat-thiet-phai-cat-481645.html

Theo Vietnamnet

chat-active-icon