Tổng quan về amidan quá phát: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả

Viêm amidan quá phát là bệnh lý liên quan đến hô hấp bị viêm nhiễm lâu ngày và nhiều lần khiến amidan trở nên to hơn bình thường. 

Amidan quá phát là gì?

Amidan quá phát hay viêm amidan quá phát là tình trạng khi amidan bị tái nhiễm khuẩn nhiều lần và kéo dài. Khi đó, amidan bị sưng to hơn so với cấu trúc bình thường, lâu ngày sẽ chặn đường hô hấp. 

Amidan quá phát là gì?
Amidan quá phát là gì?

Amidan quá phát thường gặp ở trẻ nhỏ và được chia thành nhiều thể bệnh phụ thuộc vào sự phát triển của tình trạng viêm:

  • Viêm amidan quá phát độ 1: Amidan bị viêm có cuống to tròn và gọn, chiều ngang của amidan bằng ¼ so với khoảng cách giữa 2 chân trụ trước của amidan. 
  • Viêm amidan quá phát độ 2: Amidan có hình dạng to tròn, chiều ngang bằng ⅓ so với khoảng cách giữa 2 chân trụ trước của amidan. 
  • Viêm amidan quá phát độ 3: Amidan có chiều ngang bằng ½ so với khoảng cách giữa 2 chân trụ trước của amidan. 
  • Viêm amidan quá phát độ 4: Còn được gọi là thể xơ chìm, dễ gặp ở người lớn. Amidan bị sưng đỏ, kích thước lớn, chèn ép đường thở kèm theo các u nhú trên bề mặt. 

Đâu là nguyên nhân gây ra viêm amidan quá phát?

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm amidan quá phát, có thể kể đến một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Thời tiết thay đổi thất thường khiến cơ thể không kịp thích nghi rất dễ gây tổn thương amidan gây viêm nhiễm. 
  • Do cấu trúc có các khe hốc, khiến cho thức ăn, vi khuẩn dễ bị mắc lại trong quá trình ăn uống gây viêm. 
Bị các bệnh hô hấp có nguy cơ bị amidan quá phát cao hơn
Bị các bệnh hô hấp có nguy cơ bị amidan quá phát cao hơn
  • Mắc các bệnh hô hấp khác: Người có tiền sử mắc các bệnh về hô hấp như cúm, ho,… có nguy cơ mắc viêm amidan quá phát cao hơn bình thường. 
  • Thường xuyên ăn các thức ăn lạnh hoặc để cơ thể bị nhiễm lạnh cũng là nguyên nhân gây viêm amidan quá phát. 

Một số các nguyên nhân khác như chế độ dinh dưỡng, hệ miễn dịch suy giảm, thường xuyên tiếp xúc với môi trường bụi bẩn,…

Một số triệu chứng amidan quá phát

Các triệu chứng của bệnh viêm amidan quá phát có thể kéo dài liên tục hoặc tiến triển thành từng đợt. 

  • Amidan sưng to: Amidan sưng to, tấy đỏ, kích thước tăng, khiến người bệnh ăn uống khó nuốt, cổ họng đau rát. 
  • Hôi miệng: Người bị viêm amidan sẽ có hơi thở nặng mùi do vi khuẩn và dịch nhầy tích tụ tại amidan gây nên. 
Hôi miệng là triệu chứng của bệnh viêm amidan quá phát
Hôi miệng là triệu chứng của bệnh viêm amidan quá phát
  • Ho có đờm: Người bệnh có dấu hiệu ho khan, ho gió, ho có đờm, ho nhiều về tối và đêm. 
  • Khản tiếng: Khi amidan sưng tấy gây cản trở luồng khí ra vào phổi, khiến người bệnh khó phát âm.

Bác sĩ chuyên khoa cho biết: Viêm amidan là một trong những bệnh thường gặp về tai mũi họng và là bệnh lý nguy hiểm. Do đó, người mắc bệnh tuyệt đối không nên chủ quan nếu không may mắc phải.

Các biến chứng có thể gặp khi bị viêm amidan quá phát là gì?

Khi bị viêm amidan quá phát, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng sau đây:

  • Viêm tấy quanh amidan.
  • Viêm tai, viêm mũi, viêm xoang, viêm thanh khí phế quản cấp tính.
  • Viêm tấy hạch dưới hàm hoặc thành bên họng.
  • Viêm nội tâm mạc.
  • Thấp khớp cấp.
  • Viêm cầu thận cấp.
  • Nhiễm khuẩn huyết.

Các biến chứng viêm nội tâm mạc, viêm cầu thận cấp, nhiễm khuẩn huyết rất nguy hiểm, có thể dẫn tới tử vong. Chính vì vậy chúng ta nên phòng tránh căn bệnh này, để tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm trên.

Khi người bệnh bị viêm amidan quá phát có thể gặp phải nhiều biến chứng có thể gặp
Khi người bệnh bị viêm amidan quá phát có thể gặp phải nhiều biến chứng có thể gặp

Cách điều trị viêm amidan quá phát

Viêm amidan quá phát thường phát triển gây biến chứng nguy hiểm. Để ngăn ngừa biến chứng người bệnh cần chữa trị từ sớm. 

1. Sử dụng thuốc để xử lý viêm amidan quá phát

Triệu chứng điển hình của viêm amidan quá phát là tình trạng sưng phù nề. Do đó, các bác sĩ thường cho sử dụng các thuốc để giảm sưng viêm. Phác đồ điều trị thường gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Các loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng như kháng sinh toàn thân. Điển hình như  augmentine, cephalexine,…
  • Thuốc giảm đau: Nếu tình trạng đau xảy ra liên tục, người bệnh thường được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol. 
Thuốc giảm đau giúp giảm triệu chứng amidan quá phát
  • Thuốc giảm xung huyết: Thuốc có tác dụng giảm xung huyết, ho, phù nề như amitase,…
  • Nước súc miệng: Nước muối sinh lý, dung dịch kiềm loãng,… dùng để súc họng, kháng khuẩn. 

2/ Cắt amidan trong giải quyết viêm amdian quá phát

Cắt amidan cũng là biện pháp được sử dụng để điều trị viêm amidan quá phát. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng sử dụng được phương pháp này. 

Cắt amidan thường được sử dụng trong các trường hợp dưới đây:

  • Viêm amidan tái phát nhiều lần không khỏi. 
  • Bệnh gặp phải các biến chứng nguy hiểm như áp xe, có hạch ở cổ, viêm xoang, viêm khớp,…

Hướng dẫn phòng tránh viêm amidan quá phát

Cần giữ âm cơ thể đặc biệt là vùng cổ, ngực, chân trong mùa lạnh, khi thời tiết thay đổi. Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt hợp lý, như ăn nhiều rau xanh, và hoa quả như cam, bưởi, táo,…

Hạn chế ăn các loại thức ăn lạnh, và uống nước lạnh hay nước đá và tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe.

Cách phòng tránh viêm amidan quá phát

Bên cạnh đó, cần vệ sinh răng miệng, họng thường xuyên bằng cách sử dụng nước muối ấm loãng để súc miệng, súc họng đối với trẻ lớn và người lớn; sát trùng mũi, họng đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trong các vụ dịch. Như vậy chúng ta đã biết viêm amidan quá phát là gì, nguyên nhân gây bệnh, các biểu hiện cũng như biến chứng của căn bệnh này.

Để tìm hiểu sâu hơn về viêm amidan quá phát, hãy liên hệ ngay đến tổng đài 1800 6523 để được các chuyên gia tư vấn cụ thể hơn về cách phòng và điều trị nhé.

Bác sĩ CỐ VẤN - Hoàng Sầm

Bác sĩ đa khoa - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Tiểu sử:

Sinh ra trong gia đình truyền thống 13 đời làm nghề thuốc, BS Hoàng Sầm đam mê và dành nhiều tâm huyết nghiên cứu dược liệu. Ông được biết đến là một thầy thuốc giỏi, nhà khoa học tài ba. Hiện ông đang giữ chức vụ “Chủ tịch Viện Y học Bản địa” và được mệnh danh là “Người hồi sinh nền y học bản địa nước nhà”.

chat-active-icon