Ai chưa hiểu viêm amidan cấp là gì thì cần xem ngay

Cùng tìm hiểu viêm amidan cấp là gì, đối tượng mắc, nguyên nhân, triệu chứng và mức độ nguy hiểm của bệnh để có phương pháp điều trị hiệu quả, ngăn tái phát.

Viêm amidan cấp là gì?

Amidan gồm 2 tổ chức bạch huyết (lympho) nằm phía sau hầu họng, là nơi giao nhau của đường hô hấp và đường ăn uống. Amidan đóng vai trò như lá chắn bảo vệ đường hô hấp thông qua hai cơ chế:

  • (1) Ngăn chặn sự xâm nhập và tấn công của virus, vi khuẩn…gây bệnh
  • (2) Tiết ra các kháng thể chống lại sự nhiễm khuẩn do các tác nhân gây bệnh gây ra.

Do thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn…nên khi đề kháng suy giảm, amidan rất dễ bị viêm nhiễm, dẫn đến tình trạng viêm amidan cấp tính.

Viêm amidan cấp là gì?
Viêm amidan cấp là gì?

Viêm amidan cấp tính là tình trạng viêm niêm mạc amidan, khiến amidan khẩu cái bị xung huyết đột ngột (sưng lên và màu đỏ), tiết nhiều dịch gây đau rát, khó nuốt…

Các chuyên gia cho biết, bệnh viêm amidan cấp có thể gặp ở mọi đối tượng, nhưng phổ biến nhất là trẻ em trong độ tuổi đi học từ 5-15 tuổi.

Nguyên nhân dẫn tới viêm amidan cấp

Có nhiều nguyên nhân gây viêm amidan cấp, trong đó, phổ biến nhất là do:

  • Virus: Các loại virus cúm, virus sởi, ho gà…
  • Vi khuẩn: Tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, xoắn khuẩn, vi khuẩn Streptococcus
Virus là nguyên nhân hàng đầu gây viêm amidan cấp tính
Virus là nguyên nhân hàng đầu gây viêm amidan cấp

Các yếu tố thuận lợi để amidan bị viêm nhiễm gồm:

  • Sự thay đổi thời tiết đột ngột
  • Môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá, bụi bẩn, ẩm mốc…
  • Thói quen không tốt như uống nước lạnh, vệ sinh răng miệng kém
  • Suy giảm đề kháng và hệ miễn dịch
  • Người có tiền sử viêm lợi, sâu răng, viêm VA, viêm xoang…

Triệu chứng viêm amidan cấp là gì?

Những triệu chứng đặc trưng của viêm amidan cấp tính gồm:

⊗ Triệu chứng toàn thân

  • Triệu chứng đột ngột là rét run, sốt 38-39 độ
  • Đau đầu, mệt mỏi, biếng ăn, rối loạn tiểu tiện.

Triệu chứng tại họng

  • Họng khô, rát và nóng, nhất là tại thành họng (vị trí của amidan khẩu cái)
  • Có cảm giác đau họng, nuốt vướng, khó nuốt, cảm giác đau tăng lên khi nuốt hoặc ho.
  • Amidan sưng to, niêm mạc họng đỏ, ở trẻ xuất hiện triệu chứng khò khè, khan tiếng, ngáy ngủ.
  • Triệu chứng kèm theo là ho, đờm, sổ mũi nếu viêm nhiễm lan sang các vùng khác như thanh quản, phế quản…
Khi bị viêm amidan cấp, người bệnh có dấu hiệu đau họng, nuốt vướng
Khi bị viêm amidan cấp, người bệnh có dấu hiệu đau họng, nuốt vướng

Viêm amidan cấp gây biến chứng gì?

Bệnh viêm amidan cấp tính nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:

➡️ Loét amidan, sỏi amidan, áp xe amidan, viêm tấy thành họng, viêm họng mạn tính…

➡️ Biến chứng gây viêm tai giữa, viêm xoang mũi, viêm thanh-khí-phế quản, viêm phổi…

➡️ Viêm cầu thận, viêm cơ tim, viêm khớp, nhiễm khuẩn huyết…

Nguyên tắc điều trị viêm amidan cấp

Khi phát hiện có các triệu chứng viêm amidan cấp, cần đưa người bệnh đến khám tại các cơ sở y tế. Dựa trên thăm khám cụ thể, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với mức độ bệnh.

Theo các y bác sĩ khoa Nhi, nguyên tắc điều trị viêm amidan cấp tính chủ yếu tập trung điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng. Các trường hợp dùng thuốc cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, nhất là kháng sinh.

Lạm dụng kháng sinh có thể gây nên các tác dụng phụ không mong muốn.
Lạm dụng kháng sinh có thể gây nên các tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, cần hết sức lưu ý!

Kết hợp chăm sóc và điều trị viêm amidan cấp tại nhà

Ngoài việc uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ, người bệnh cần kết hợp chế độ chăm sóc điều trị tại nhà như sau:

Hạ sốt: Ngoài uống thuốc, có thể áp dụng một số phương pháp hạ sốt bằng mẹo dân gian hoặc dùng khăn ẩm lau người để giảm nhiệt cơ thể.

Vệ sinh mũi họng: Đánh răng, súc miệng, nhỏ mũi thường xuyên

Chế độ ăn uống: Ăn đồ ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, dễ nhai nuốt. Tuy nhiên, các món ăn cần đảm bảo nguồn dinh dưỡng hợp lý, tránh các đồ ăn gây kích thích niêm mạc họng hoặc đồ ăn thô cứng, rượu bia, cafe hoặc đồ ăn cay nóng…

Tăng đề kháng và hệ miễn dịch cơ thể bằng sữa chua, hoa quả, nước trái cây, thức ăn.

Ngoài ra, người bị viêm amidan cấp tính nên sử dụng thảo mộc hoặc các sản phẩm thảo mộc có thành phần Cúc lục lăng, Sơn đậu căn, Lược vàng…để bất hoạt virus vi khuẩn, đẩy lùi viêm nhiễm amidan và rút ngắn thời gian điều trị.

Trên đây là những nội dung cơ bản trả lời cho câu hỏi viêm amidan cấp là gì? Nếu bạn đọc cần tìm hiểu kỹ hơn về bệnh, hoặc cần tư vấn hỗ trợ từ chuyên gia, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn miễn cước: 1800 6523.

Bác sĩ CỐ VẤN - Hoàng Sầm

Bác sĩ đa khoa - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Tiểu sử:

Sinh ra trong gia đình truyền thống 13 đời làm nghề thuốc, BS Hoàng Sầm đam mê và dành nhiều tâm huyết nghiên cứu dược liệu. Ông được biết đến là một thầy thuốc giỏi, nhà khoa học tài ba. Hiện ông đang giữ chức vụ “Chủ tịch Viện Y học Bản địa” và được mệnh danh là “Người hồi sinh nền y học bản địa nước nhà”.

chat-active-icon