Viêm amidan cấp tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Viêm amidan cấp tính nếu không được điều trị kịp thời có thể biến chứng thành mãn tính gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người mắc.

Viêm amidan cấp tính là gì?

Viêm amidan cấp tính là tình trạng niêm mạc amidan bị viêm nhiễm, sưng tấy, đau đột ngột xảy ra trong khoảng 3 – 5 ngày. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là trẻ em khoảng 5 – 25 tuổi. 

Viêm amidan cấp tính nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ tiến triển nặng hơn thành viêm amidan mãn tính hay viêm amidan hốc mủ gây nguy hiểm cho người bệnh. 

Viêm amidan cấp là gì?
Viêm amidan cấp là gì?

Dấu hiệu viêm amidan cấp tính 

Triệu chứng bệnh viêm amidan cấp thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh cảm cúm và viêm họng. Bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng điển hình như:

  • Sốt trên 39 độ, rét run: Đây là dấu hiệu khởi phát dễ nhận thấy của bệnh viêm amidan cấp tính. Tuy nhiên, chúng thường bị nhầm lẫn với các bệnh cảm cúm thông thường. 
  • Amidan bị viêm, sưng đau: Đây là triệu chứng đầu tiên và dễ nhìn thấy. Khi bị vi khuẩn tấn công gây ra các phản ứng viêm, sưng đau kèm theo cảm giác đau đớn, khó chịu. 
  • Đau họng khi nuốt nước bọt: Khi amidan bị sưng viêm, người bệnh sẽ cảm thấy đau rát tại họng. Đau hơn khi nuốt, ho và cảm giác vướng mắc khi nuốt, lưỡi trắng, niêm mạc họng đỏ, đau nhói lên tai.
Đau rát họng khi nuốt nước bọt - Biểu hiện thường thấy ở viêm amidan cấp tính
Đau rát họng khi nuốt nước bọt – Biểu hiện thường thấy ở viêm amidan cấp tính
  • Mệt mỏi, đau nhức toàn thân: Người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, đau nhức do amidan sưng đau, khó khăn khi ăn uống. 

Ngoài ra, người bị viêm amidan cấp tính còn có thể gặp các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho từng cơn, đau, giọng khàn nhẹ,…

Nguyên nhân gây viêm amidan cấp tính

Amidan là giao điểm giữa đường ăn và đường thở nên rất dễ tiếp xúc với các vi khuẩn, virus có trong đồ ăn, không khí gây viêm. 

Các nguyên nhân phổ biến thường thấy như:

  • Do vi khuẩn: Thường thấy là vi khuẩn streptococcus, tụ cầu, liên cầu,… khu trú trong niêm mạc họng hoặc từ ngoài. 
  • Do virus: Virus cúm, sởi, herpes là nguyên nhân gây viêm amidan cấp tính thường gặp. 
Vi khuẩn, virus là nguyên nhân gây viêm amidan cấp
Vi khuẩn, virus là nguyên nhân gây viêm amidan cấp

Ngoài ra, một số yếu tố gây viêm nhiễm khác như: Thời tiết thay đổi đột ngột, khói bụi ô nhiễm, vệ sinh răng kém, sức đề kháng giảm, viêm xoang,…

Cách điều trị viêm amidan cấp tính hiện nay

Có rất nhiều cách điều trị viêm amidan cấp tính, bạn có thể tự điều trị tại nhà nếu tình trạng nhẹ. 

1/ Tránh lạm dụng thuốc Tây trong giải quyết viêm amidan cấp

Để điều trị viêm amidan cấp các bác sĩ thường chỉ định sử dụng các loại thuốc có tác dụng kháng viêm, giảm sưng. 

Một số thuốc thường được sử dụng như:

  • Thuốc giảm đau: Được sử dụng để làm giảm tình trạng đau rát, sưng đau như acetaminophen, ibuprofen. 
  • Thuốc kháng sinh: Thường được sử dụng trong trường hợp viêm amidan cấp do vi khuẩn. Nhưng bạn cũng cần thận trọng bởi chúng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. 

Ngoài những loại thuốc trên, bạn có thể được cho sử dụng thêm một số loại giúp giảm triệu chứng như: Thuốc hạ sốt, giảm ho, chống viêm, giảm phù nề,….

Sử dụng thuốc điều trị viêm amidan cấp tính
Sử dụng thuốc điều trị viêm amidan cấp tính

2. Không nên phẫu thuật cắt amidan

Phẫu thuật cắt amidan được chỉ định trong trường hợp các phương pháp điều trị khác không đem lại hiệu quả. 

Cụ thể, phẫu thuật được khuyên dùng khi người bệnh mắc viêm amidan mãn tính, viêm amidan tái phát. Hay khi viêm amidan cấp gây áp xe, viêm mô tế bào amidan,…

Các phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng điển hình như: Sử dụng laser, sử dụng nhiệt độ lạnh, sóng vô tuyến,…

3. Sử dụng phương pháp dân gian

Bạn có thể tham khảo sử dụng một số phương pháp dân gian khi triệu chứng viêm amidan còn nhẹ như:

Kết hợp chanh và mật ong

Kết hợp chanh và mật ong trong điều trị viêm amidan cấp là phương pháp được rất nhiều người sử dụng. 

Mật ong được coi là kháng sinh tự nhiên giúp kháng khuẩn, chống viêm, giúp phục hồi, tái tạo vùng niêm mạc bị tổn thương. 

Kết hợp chanh và mật ong điều trị viêm amidan cấp tính
Kết hợp chanh và mật ong điều trị viêm amidan cấp tính

Trong chanh chứa saponin có tính kháng khuẩn cao, giúp giảm lượng dịch đờm. 

Cách thực hiện: Pha 1 thìa mật ong trộn với ½ nước cốt chanh, ngậm hỗn hợp từ từ để ngấm vào thành họng giúp giảm các triệu chứng đau rát do viêm amidan cấp. 

Sử dụng rau diếp cá

Dùng 100g lá diếp cá tươi với 2 thìa mật ong và 1 thìa đường phèn đem hấp cách thủy rồi uống. 

Sử dụng lá hẹ 

Rửa sạch lá hẹ, cắt nhỏ sau đó trộn với mật ong, thêm 2- 3 lát gừng, hấp cách thủy sau đó mang ra sử dụng. 

Giải pháp ngăn ngừa viêm amidan cấp tính từ thảo dược

Sử dụng thuốc tây y mặc dù mang lại tác dụng nhanh nhưng chỉ là nhất thời và gây nhiều tác dụng phụ, vậy nên các sản phẩm thảo dược được cho là hiệu quả và an toàn hơn khi sử dụng để cải thiện viêm amidan. 

Một trong những sản phẩm giúp cải thiện viêm amidan cấp tính được sử dụng nhiều hiện nay là An Hầu Đan – sản phẩm được chuyển giao từ Viện Y học bản địa, đảm bảo về chất lượng và hiệu quả. 

An Hầu Đan giúp cải thiện viêm amidan cấp tính
An Hầu Đan giúp cải thiện viêm amidan cấp tính

Với thành phần chính gồm DCA được chiết xuất từ Cúc lục lăng, Sơn đậu căn, Thăng ma, Lược vàng, Xuyên tâm liên. An Hầu Đan giúp giảm nhanh các triệu chứng ho, đau rát họng, khàn tiếng, ho có đờm,…  tác động vào nguyên nhân gây viêm amidan cấp từ đó hạn chế bệnh tái phát hiệu quả. 

Viêm amidan cấp tính nếu được điều trị kịp thời và đúng cách hoàn toàn có thể khỏi dứt điểm. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về bệnh cũng như có phương pháp phòng tránh và xử lý để bệnh không gây ảnh hưởng đến cuộc sống.

Bác sĩ CỐ VẤN - Hoàng Sầm

Bác sĩ đa khoa - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Tiểu sử:

Sinh ra trong gia đình truyền thống 13 đời làm nghề thuốc, BS Hoàng Sầm đam mê và dành nhiều tâm huyết nghiên cứu dược liệu. Ông được biết đến là một thầy thuốc giỏi, nhà khoa học tài ba. Hiện ông đang giữ chức vụ “Chủ tịch Viện Y học Bản địa” và được mệnh danh là “Người hồi sinh nền y học bản địa nước nhà”.

chat-active-icon