Lý giải nguyên nhân sưng Amidan 1 bên nhưng không sốt

Bạn nhận ra mình bị sưng Amidan 1 bên nhưng không sốt? Tuy nhiên lại không biết tình trạng này có nguy hiểm hay không và vì sao mình lại gặp phải vấn đề này? Hãy để chuyên gia của chúng tôi giải đáp cho bạn trọng bài viết dưới đây.

Nguyên nhân sưng amidan 1 bên nhưng không sốt?

Như chúng ta đã biết, Amidan là một tổ chức lympho lớn nằm ở 2 bên của cổ họng. Có vai trò bảo vệ và ngăn virus, vi khuẩn… xâm nhập vào bên trong cơ thể. Đồng thời, tạo ra kháng thể để chống tại bệnh tại và bảo vệ sức khoẻ. Thế nhưng, do thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân từ bên ngoài, nên amidan rất dễ bị tổn thương dẫn đến viêm nhiễm.

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của viêm amidan là đau rát cổ họng, mệt mỏi, sưng hạch dưới cổ và sốt. Trong đó, có một số ít trường hợp chỉ sưng amidan 1 bên nhưng không đi kèm với sốt. Lý giải về vấn đề này, Bs. Hoàng Sầm – Chủ tịch viện Y Học Bản Địa cho biết, tình trạng trên có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như:

➤ Do amidan bị kích ứng hoặc dị ứng

Viêm amidan chủ yếu là do virus, vi khuẩn gây ra. Chúng xâm nhập vào bên trong cơ thể khiến amidan sưng to, đau nhức và sốt cao. Tuy nhiên, trong một số trường hợp viêm amidan cũng có thể xuất phát từ một số yếu tố kích ứng như thời tiết, phấn hoa, đồ ăn cay nóng, rượu bia, thuốc lá…

Các chất kích ứng có thể gây sưng amidan 1 bên hoặc cả 2 bên nhưng không gây sốt. Tình trạng này khiến cổ họng đau nhẹ, ngứa rát, ứ đờm… Chứ không hề gây ra các triệu chứng mệt mỏi toàn thây, đau sốt cho cơ thể như do virus, vi khuẩn gây ra.

➤ Người bị sỏi amidan

Amidan là một tổ chức lympho với nhiều hốc nhỏ nên khi thức ăn và vi khuẩn đi ngang qua đây, chúng rất dễ tích tục và phát triển trong những hốc nhỏ này và tạo thành sỏi (khối nhỏ có mầu trắng hoặc vàng).

Sỏi amidan sẽ làm cho amidan sưng đỏ, đau nhức nhưng hiếm khi gây sốt cao. Tình trạng này thường gặp ở người bị viêm amidan mãn tính, viêm xong mũi mãn tính, hay những người vệ sinh răng miệng kém và có thói quen ăn uống không lành mạnh.

➤ Bệnh nhân gặp các bệnh răng miệng

Khoang miệng là nơi tập trung của rất nhiều loại vi khuẩn có hại. Nếu không được vệ sinh đúng cách, những hãi khuẩn này có thể bám vào các thức ăn thừa, phát triển mạnh gây ra các bệnh nha khoa như viêm nướu, viêm nha chu… Thông thường sẽ chỉ gây sưng đỏ và đau nhức ở mô nước. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nặng, vi khuẩn phá triển quá mức cũng có thể gây ra viêm ở vùng hầu họng.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến amidan sưng to, ngứa rát tại chỗ nhưng hiếm khi gây ra sốt. Do đó, sưng amidan 1 bên nhưng không số có thể là dấu hiệu của các vấn đề răng miệng thường gặp.

Amidan sưng 1 bên nhưng không sốt có nguy hiểm không?

Có thể thấy ở trên, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng sưng amidan 1 bên nhưng không sốt. Phần nhiều trong đó chủ yếu là do những nguyên nhân nhỏ như kích ứng, dị ứng, sỏi amidan… gây ra. Bởi vậy tình trạng này hoàn toàn không đáng lo ngại, chỉ cần xác định đúng nguyên nhân và xử lý đúng cách thì bệnh hoàn toàn có thể thuyên giảm trong thời gian ngắn.

Trong một số trường hợp đặc biệt, sưng amidan 1 bên nhưng không sốt là biểu hiện của ung thư amidan… thì vấn đề này đặc biệt nguy hiểm và có thể đe doạ đến tính mạng. Bởi vậy, người bệnh cần chủ động đi khám và xin tư vấn từ bác sĩ nếu thấy các biểu hiện lạ như amidan tăng kích thước nhanh chóng, cơ thể mệt mỏi, khó thở, nuốt nghẹn và sụt cân bất thường…

Cách phòng ngừa amidan sưng 1 bên nhưng không sốt

Tuy nói, sưng amidan một bên không kèm theo sốt không gây ra nhiều nguy hiểm đối với sức khoẻ. Thê nhưng, đây là một căn bệnh rất dễ xuất hiện và tái phát khi có các điều kiện thuận lợi. Chính vì thế, bạn nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa như:

  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng đều đặn mỗi ngày (sáng – tối) bằng cách đánh răng,hay súc miệng với nước muối.
  • Giữ ấm cho cơ thể, cổ họng khi thời tiết chuyển lạnh. Đặc biêt cần tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng.
  • Ăn uống điều độ, sinh hoạt khoa học và tập thể dục thường xuyên để cải thiện sức đề kháng. Giảm nguy cơ tái phát viêm amidan và các bệnh hô hấp
  • Tránh tiếp xúc gần với những người đang gặp các vấn đề về đường hô hấp trên.

Viêm amidan nên ăn gì và kiêng không nên ăn gì?

Nên nhớ, viêm amidan 1 bên nhưng không đau có thể là dấu hiện của nhiều bệnh lý. Do đó, khi phát hiện tình trạng này, bạn nên chủ động thăm khám, hỏi ý kiến của chuyên gia để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tránh tình trạng tự ý sử dụng thuốc khi chưa xác định được nguyên nhân cụ thể.

Hướng dẫn điều trị sưng amidan 1 bên nhưng không sốt

Dù điều trị theo phương pháp nào thì điều quan trọng nhất vẫn là xác định đúng nguyên nhân gây bệnh. Từ đó lựa chọn phương án điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của mình. Dưới đây là một số phương pháp mà bạn có thể tham khảo trong điều trị viêm amidan 1 bên nhưng không sốt.

➤ Điều trị bằng thảo dược tự nhiên

Từ xưa cha ông ta đã biết sử dụng các loại thảo dược quý trong tự nhiên để giải quyết các vấn đề về viêm hô hấp, đau rát họng hay viêm Amidan sưng 1 bên. Trong số đó phải kể đến Cúc Lục Lăng, thảo dược được xem như khắc tinh của viêm Amidan.

Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra, Cúc Lục Lăng có chứa hoạt chất DCA ( Dicaffeoylquinic Acid) hoạt chất có tác dụng bất hoạt virus, vi khuẩn gây viêm Amidan hiệu quả. Ứng dụng kết quả này, cùng hệ thống kỹ thuật tiên tiến, Bs. Hoàng Sầm – Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam đã cho ra đời sản phẩm An Hầu Đan và Siro An Hầu Đan Kids giúp giải quyết nhanh chóng và hiệu quả vấn đề viêm Amidan nói chung và sưng Amidan 1 bên nhưng không sốt do virus, vi khuẩn gây ra.

* Với 3 cơ chế đặc trị: Tăng cường – Củng cố – Duy trì, giúp bất hoạt mầm bệnh, giảm viêm nhanh, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Mở ra một hướng đi mới trong điều trị An toàn – Hiệu quả & Dứt điểm viêm Amidan ở cả người lớn và trẻ nhỏ.

➤ Điều trị bằng thuốc tây

Với trường hợp viêm Amidan sưng 1 bên nhưng không sốt do vi khuẩn, sỏi amidan, dị ứng, trào ngược… bác sĩ sẽ chẩn đoán và chỉ định sử dụng một số loại thuốc bao gồm:

  • Kháng sinh: thường được sử dụng trong trường hợp sưng amidan 1 bên do sỏi amidan, phì đại và hội chứng chảy dịch mũi sau… để ức chế các vi khuẩn có hại. Qua đó cải thiện tình trạng sưng đỏ và giảm nhẹ triệu chứng đi kèm.
  • Sử dụng nước súc miệng sát khuẩn: Để giảm thiểu vi khuẩn có hại trong khoang miệng, bác sĩ có thể chỉ định một số loại nước súc miệng có tính sát trùng, kháng khuẩn… Đồng thời nước súc miệng còn giúp làm loãng đờm, giảm sưng nóng và ngứa ở cổ họng.

  • Thuốc điều trị trào ngược: Khi viêm Amidan sưng 1 bên do trào ngược gây nên, bạn sẽ cần sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI) hoặc thuốc kháng histamine H2, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày… nhằm hạn chế hiện tượng trào ngược. Có như vậy, tình trạng viêm Amidan sưng to mới có thể xử lý dứt điểm được.
  • Thuốc kháng histamine H1: dùng trong trường hợp viêm amidan do kích ứng, dị ứng.

➤ Phẫu thuật cắt bỏ Amidan

Đây là giải pháp cuối cùng khi tình trạng viêm Amidan sưng 1 bên chuyển nặng, không thể sử lý bằng các biện pháp thông thường như uống thuốc, vệ sinh răng miệng… Đặc biệt, sưng amidan lúc này đã gây ra nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng để sức khoẻ, cuộc sống của người bệnh.

Bạn cần lăng nghe tư vấn của bác sĩ và chấp nhận chỉ định cắt amidan trong một số trường hợp sau:

  • Viêm amidan sưng to gây khó thở, ngưng thở khi ngủ.
  • Viêm amidan biến chứng thành viêm amidan hốc mủ, áp xem amidan…
  • Ung thư amidan giai đoạn đầu.
  • Sưng amidan tái phát nhiều lần ( >= 5 lần/ năm )
  • Trẻ từ 4 tuổi trở lên, người lớn dưới 45 tuổi.

Trên đây là tất cả kiến thức lý giải nguyên nhân gây sưng Amidan 1 bên nhưng không sốt. Cùng hướng xử lý hiệu quả giúp phòng ngừa và điều trị viêm amidan sưng to một cách hiệu quả & an toàn nhất. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng tương tự và cần hỗ trợ từ chuyên gia. Hãy liên hệ ngay Tổng đài 1800 6523 để được đội ngũ chuyên gia tư vấn miễn phí nhé.

Bác sĩ CỐ VẤN - Hoàng Sầm

Bác sĩ đa khoa - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Tiểu sử:

Sinh ra trong gia đình truyền thống 13 đời làm nghề thuốc, BS Hoàng Sầm đam mê và dành nhiều tâm huyết nghiên cứu dược liệu. Ông được biết đến là một thầy thuốc giỏi, nhà khoa học tài ba. Hiện ông đang giữ chức vụ “Chủ tịch Viện Y học Bản địa” và được mệnh danh là “Người hồi sinh nền y học bản địa nước nhà”.

Trả lời

chat-active-icon