Nuốt nước bọt vướng như có khối u – Có phải là bệnh nguy hiểm?

Nuốt nước bọt vướng như có khối u là tình trạng xảy ra khá phổ biến. Đôi khi nó là dấu hiệu của một số bệnh hoặc rối loạn chức năng của cổ họng. Nhưng cũng có thể đây là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm nên bạn cần phát hiện và liên hệ với bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Nuốt nước bọt vướng như có khối u là dấu hiệu của bệnh gì?

Nuốt nước bọt vướng cảm giác như có khối u có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý. Triệu chứng này có thể tự khỏi sau vài ngày nhưng cũng có thể nặng hơn vào những ngày sau nếu không có phác đồ điều trị phù hợp.

Nuốt nước bọt vướng như có khối u có nguy hiểm không?
Nuốt nước bọt vướng như có khối u có nguy hiểm không?

Viêm amidan 

Amidan có chức năng bảo vệ hệ hô hấp cho cơ thể. Và việc tiếp xúc thường xuyên với nhiều vi khuẩn, vi rút khiến amidan bị tấn công quá nhiều gây nên tình trạng sưng tấy, viêm nhiễm amidan. 

Bệnh sẽ  gây  ra các triệu chứng đau rát, ngứa cổ họng, sốt, mệt mỏi, đau đầu và ù tai. Ngoài ra là cảm giác tức cổ họng do các hạch bạch huyết sưng to và chèn ép lên không gian trong họng gây khó nuốt. 

Viêm họng

Khi thời tiết chuyển lạnh hay các nguyên nhân  khác có thể gây ra viêm họng. Tình trạng này khi điều trị đúng cách có thể được cải thiện sau 7 – 10 ngày. Ngược lại, nếu chủ quan, để lâu có thể khiến bệnh tiến triển mãn tính và ảnh hưởng tiêu cực đến các cơ quan tai mũi họng.

Viêm họng hạt

Tình trạng viêm họng mãn tính quá phát sẽ gây nên viêm họng hạt. Xảy ra khi niêm mạc họng bị viêm nhiễm lâu ngày gây tăng sinh các tế bào lympho ở thành họng. Khi gặp tình trạng bệnh, bạn sẽ cảm thấy cổ họng khó chịu, ngứa ngáy và gây vướng khi ăn hoặc uống. 

Tình trạng nuốt nước bọt vướng như có khối u có thể cải thiện khi điều trị kịp thời
Tình trạng nuốt nước bọt vướng như có khối u có thể cải thiện khi điều trị kịp thời

Trào ngược dạ dày 

Trào ngược dạ dày sẽ khiến lượng axit dư thừa từ đường tiêu hóa di chuyển lên thực quản và cổ họng. Khi axit trào ngược lâu ngày sẽ khiến cổ họng sưng tấy, đau rát, khó chịu và nuốt vướng họng.

Bên cạnh việc đó, trào ngược axit còn gây ra các triệu chứng như chua miệng, ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng ngực và cổ họng, khàn giọng, buồn nôn, đau họng.

Nuốt nước bọt vướng víu như có khối u có nguy hiểm không? 

Tình trạng nuốt vướng như có khối u có thể tự biến mất sau vài ngày nếu có những giải pháp phù hợp. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài nhiều ngày, kèm theo cảm giác nuốt đau, thậm chí khạc ra máu thì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm nào đó mà người bệnh cần cảnh giác. Một số căn bệnh nguy hiểm có thể kể đến như:

  • Ung thư amidan
  • Ung thư hạ hầu
  • Ung thư vòm họng
  • Khối u thực quản

Hay các bệnh khác như ung thư lưỡi, u màn hầu, viêm amidan mãn tính, viêm họng mãn tính, u lưỡi, u amidan, ung thư thực quản, bệnh tuyến giáp,…

Để xác định rõ tình trạng bệnh cũng như mức độ bệnh đang mắc phải, người bệnh cần tìm đến cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được chẩn đoán. Thông thường, các bác sĩ sẽ đưa ra một số câu hỏi, từ đó đưa ra những chỉ định nội soi hoặc chụp MRI phù hợp để phục vụ quá trình chẩn đoán.

Trong những trường hợp bạn cần đến gặp bác sĩ?

Cần gặp bác sĩ nếu phát hiện dấu hiệu bệnh nặng

Ngay cả sau khi thực hiện các biện pháp khắc phục tại nhà nhưng tình trạng không được cải thiện và thậm chí còn nặng hơn. Khi đó bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị thích hợp. Ngoài ra, khi có các triệu chứng sau, bệnh nhân cần được đưa đến phòng cấp cứu ngay lập tức:

  • Các vấn đề về cổ họng, khó nuốt kéo dài trên 5 ngày
  • Khó thở , đau cổ, đau tai
  • Cổ họng sưng tấy, đau họng, đôi khi kèm theo ngứa họng
  • Chảy nước dãi thường xuyên 
  • Không thể mở miệng
  • Ho khạc ra đờm hoặc khạc ra ít máu đỏ tươi
  • Sốt cao trên 38 độ C và không có dấu hiệu giảm
  • Sút cân không rõ nguyên nhân

Tùy vào từng giai đoạn bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị và chăm sóc phù hợp.

Tình trạng nuốt nước bọt vướng như có khối u là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải một số bệnh lý kể trên. Có thể việc xác định bệnh thông qua các biểu hiện lâm sàng có thể gây nhầm lẫn và không chính xác. Vì vậy, nếu đang gặp vấn đề này nhiều ngày mà không có dấu hiệu cải thiện, bạn nên chủ động tiến hành thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để biết chính xác và có phác đồ điều trị phù hợp.

Nếu bạn muốn biết thêm các thông tin liên quan tới cổ họng, viêm amidan hãy nhắn tin, để lại bình luận hoặc gọi tới số Tổng đài 1800 6523. Tại đây các chuyên gia sẽ giúp bạn giải đáp nhanh và chi tiết nhất mọi vấn đề.

Bác sĩ CỐ VẤN - PGS TS HOÀNG HÀ

Bác sĩ chuyên khoa hô hấp - Giảng viên Bộ môn lao trường Đại học Y Thái Nguyên

Tiểu sử:

Từng là Trung uý, Bác sĩ Quân y trong Quân đoàn 26. Sau gần 50 năm không ngừng cống hiến và phát triển, Bs. Hoàng Hà đã đưa rất nhiều dược liệu quý của dân tộc vào các công trình nghiên cứu của mình. Ông được xem như “Người thổi hồn cho những bài thuốc cổ”, chuyên giúp người - giúp đời.

chat-active-icon