Điều trị bảo tồn – Phương pháp điều trị viêm amidan tốt nhất hiện nay

Phương pháp điều trị bảo tồn Amidan đang là xu hướng điều trị của y học hiện đại với ưu điểm là hạn chế xâm lấn tối đa,bảo tồn được chức năng của amidan và không gây tác dụng phụ. 

Điều trị bảo tồn là gì? 

Bạn đã hiểu thế nào là điều trị bảo tồn hay chưa? Các chuyên gia cho biết, đây là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh mà không cần phẫu thuật, không mổ xẻ cắt bỏ bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Sau khi hỗ trợ điều trị xong vẫn giữ được chức năng vốn có của bộ phận đó mà không gây tác dụng phụ. 

Hiện nay, điều trị bảo tồn ngày càng được nhiều bệnh nhân quan tâm và áp dụng. Phương pháp này không chỉ có tác dụng làm chậm quá trình phát triển của mầm bệnh mà còn giúp ngăn chặn bệnh tiến triển nặng, ngăn lây lan và ngăn biến chứng. 

Phương pháp điều trị bảo tồn có thể áp dụng với loại bệnh nào?

Trên thực tế nghiên cứu, các nhà khoa học đã chỉ ra một số bệnh lý có thể áp dụng phương pháp bảo tồn giúp ngăn nguy hiểm biến chứng cho người bệnh. Chủ yếu là các bệnh đau lưng, khớp, thoát vị đĩa đệm, suy thận mạn tính… đặc biệt là viêm amidan

Riêng đối với các trường hợp viêm amidan cấp mãn tính, viêm amidan hốc mủ, đây là bệnh có thể làm suy yếu và mất dần chức năng của amidan, vì vậy, việc điều trị bảo tồn amidan là biện pháp cấp thiết. 

Điều trị bảo tồn amidan - ảnh 2

Tại sao cần điều trị bảo tồn amidan?

Điều trị bảo tồn amidan giúp giữ nguyên trạng cấu trúc và chức năng miễn dịch của amidan mà không gây tác dụng phụ

Thực chất, amidan là tổ chức lympho nằm ở ngã ba hầu họng, nơi giao nhau giữa đường thở và đường ăn uống. Bộ phận này đảm nhận nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập, tấn công dồn dập của các tác nhân gây bệnh (virus, vi khuẩn, ký sinh trùng…) thông qua hoạt động miễn dịch tại chỗ.

Chưa hết, amidan còn có thể tiết ra những kháng thể tự nhiên chống lại sự nhiễm trùng. Mặc dù vậy, nhưng do thường xuyên tiếp xúc với virus, vi khuẩn nên amidan rất dễ bị viêm nhiễm. Lúc này, amidan không chỉ giảm dần chức năng miễn dịch mà còn vô tình trở thành ổ chứa virus, vi khuẩn. 

Tình trạng kéo dài, ổ viêm nhiễm tại amidan có thể lan rộng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:

 Biến chứng tại chỗ: Các ổ viêm loét lan rộng hơn có thể gây áp xe quanh amidan. 

Biến chứng gần: Gây viêm tai giữa, viêm mũi họng, viêm thanh khí phế quản, viêm phổi

Biến chứng xa: Gây viêm cơ tim, viêm cầu thận, viêm khớp, nhiễm khuẩn huyết….

Điều trị bảo tồn amidan - ảnh 3

Khi amidan không còn là bộ phận quan trọng giữ chức năng bảo vệ cơ thể nữa mà trở thành ổ viêm nhiễm đáng báo động, thì nhiều bệnh nhân có xu hướng cắt amidan.

Mặc dù phẫu thuật cắt amidan giúp loại bỏ ổ viêm nhiễm chứa đầy virus, vi khuẩn nhưng phương pháp này không mang lại hiệu quả tuyệt đối, thậm chí còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng gây nguy hiểm cho người bệnh.

1/ Các nguy cơ biến chứng do phẫu thuật cắt amidan

  • Gây chảy máu, tụ máu đông trong hoặc sau khi cắt amidan
  • Nhiễm trùng tại vị trí phẫu thuật
  • Sốc phản vệ do bệnh nhân bị dị ứng với thành phần thuốc gây mê. 
  • Viêm amidan tái phát nếu mô amidan cắt không hết, bị sót lại

Đặc biệt, amidan được xem như “hàng rào” miễn dịch bảo vệ cơ thể. Cắt amidan đồng nghĩa với việc loại bỏ hoàn toàn “hàng rào”, tạo điều kiện cho virus vi khuẩn từ môi trường bên ngoài dễ dàng xâm nhập, tấn công cơ thể gây ra hàng loạt bệnh lý nguy hiểm. 

Như vậy, chọn phương thức điều trị bảo tồn với bệnh viêm amidan cấp mãn tính, viêm amidan hốc mủ là tốt nhất bởi phương pháp này có thể giúp điều trị bệnh mà vẫn giữ được nguyên trạng cấu tạo và chức năng miễn dịch của amidan. Đồng thời đảm bảo được sự an toàn, hạn chế tối đa nguy cơ tác dụng phụ đối với cơ thể. 

Điều trị bảo tồn amidan - ảnh 4
Cúc lục lăng – thảo dược quý giúp điều trị viêm amidan hiệu quả. 

Hiện nay, phương pháp điều trị bảo tồn amidan chủ yếu tập trung sử dụng trực tiếp thảo dược hoặc sản phẩm chiết xuất từ các loại thảo dược như Cúc Lục Lăng, Sơn Đậu Căn, Thăng Ma, Lược Vàng…

2/ Lý do nên dùng thảo dược trong điều trị bảo tồn amidan

  • Đây đều là những thảo dược có đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn. Đặc biệt là Cúc Lục Lăng – thảo dược quý có chứa các DCA (dicaffeoylquinic) có khả năng kháng virus, vi khuẩn đứng đầu trong các loại cây được khảo sát. 
  • Những hoạt chất quý trong thảo dược tác động sâu vào các mô tế bào giúp chữa lành những tổn thương do quá trình viêm nhiễm gây ra. Từ đó phục hồi nguyên trạng cấu trúc và chức năng của amidan. 
  • Bên cạnh cơ chế điều trị bệnh, trong thảo dược còn chứa nhiều axit amin, các vitamin và khoáng chất quan trọng giúp bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng và nâng cao khả năng miễn dịch. 
  • Đặc biệt, các thảo dược có nguồn gốc tự nhiên nên đảm bảo lành tính, an toàn, không gây tác dụng phụ. Phù hợp với mọi đối tượng người bệnh, nhất là trẻ em, người cao tuổi hoặc người có cơ địa yếu. 

Ưu và nhược điểm của chữa trị bảo tồn amidan bằng thảo dược

Ưu và nhược điểm của chữa trị bảo tồn amidan bằng thảo dược

➡️ Ưu điểm:

  • Điều trị bảo tồn amidan giúp giữ nguyên trạng toàn bộ cấu trúc, chức năng miễn dịch bảo vệ cơ thể của amidan. Tránh gây tổn thương các mô liên quan.
  • Chi phí chữa trị bảo tồn ít tốn kém hơn các phương pháp liên quan đến phẫu thuật. 
  • Không gây đau đớn cho người bệnh, tránh rủi ro biến chứng về sau. 
  • An toàn, lành tính, người bệnh không bị tác dụng phụ cũng không làm lệch hướng của các điều trị khác (nếu có). 

➡️ Nhược điểm:

  • Phương pháp này amidan cho hiệu quả chậm hơn so với phẫu thuật. Do đó, thời gian điều trị kéo dài hơn và đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh. 

Bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân cần lưu ý rằng: Phương pháp điều trị bảo tồn amidan chỉ thực sự mang lại hiệu quả đúng như mong đợi nếu tuân thủ theo đúng chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Do đó, nếu cần tư vấn hỗ trợ nhanh chóng từ bác sĩ, chuyên gia, vui lòng liên hệ: Tổng đài tư vấn (miễn cước) 1800 6523

Bác sĩ CỐ VẤN - Hoàng Sầm

Bác sĩ đa khoa - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Tiểu sử:

Sinh ra trong gia đình truyền thống 13 đời làm nghề thuốc, BS Hoàng Sầm đam mê và dành nhiều tâm huyết nghiên cứu dược liệu. Ông được biết đến là một thầy thuốc giỏi, nhà khoa học tài ba. Hiện ông đang giữ chức vụ “Chủ tịch Viện Y học Bản địa” và được mệnh danh là “Người hồi sinh nền y học bản địa nước nhà”.

Bình luận bài viết

Trả lời

chat-active-icon