Dấu hiệu nhận biết viêm amidan: Nhanh chóng & Chính xác nhất

Viêm amidan là tình trạng viêm nhiễm ở hai khối bạch huyết ở sau thành họng. Đây là căn bệnh có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào và dễ làm người bệnh nhầm lẫn với với viêm họng. Nguyên nhân gây bệnh viêm amidan là do nhiễm khuẩn ở đường hô hấp, tạo điều kiện có các loại vi khuẩn, vi rút xâm nhập, lưu trú tại các hốc amidan và gây bệnh. 

Vậy đâu là dấu hiệu nhận biết viêm amidan chính xác nhất? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để làm rõ vấn đề trên.

Dấu hiệu nhận biết viêm amidan qua triệu chứng thường gặp

1. Sốt cao

Dấu hiệu nhận biết viêm amidan đơn giản nhất là sốt cao
Dấu hiệu nhận biết viêm amidan đơn giản nhất là sốt cao

Khi các loại virus tấn công vào vòm họng sẽ rất dễ khiến cho người bệnh bị sốt cao. Bởi khi virus tấn công, cơ thể sẽ nhanh chóng phản xạ tự nhiên là tăng nhanh nhiệt độ cơ thể để chống lại vi rút gây bệnh. Do đó, người bệnh viêm amidan sẽ rất dễ bị sốt trên 38 độ C và sốt đột ngột, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

2. Amidan sưng đỏ

Amidan là cơ quan nằm ở cuối cuống họng, có nhiệm vụ ngăn chặn các tác nhân gây nhiễm trùng xâm nhập vào cơ thể. Theo PGS. Lea Ann Chen, chuyên gia y khoa tại trung tâm chăm sóc sức khỏe NYU Langone cho biết, các loại virus vi khuẩn do ở khu vực amidan sẽ nhanh chóng tích tụ ở họng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vòm họng.

Dấu hiệu nhận biết viêm amidan thông qua amidan sưng đỏ

Nếu dùng mắt quan sát, chúng ta có thể dễ dàng thấy vùng cổ họng của người bệnh có dấu hiệu sưng, đỏ. Khi ăn uống đồ cay nóng, đồ khô dễ gây kích ứng niêm mạc tạo cảm giác rát, nuốt thường bị đau, vướng như có vật gì mắc ngang họng… thì đó cũng là một dấu hiệu viêm Amidan ở người lớn giúp bạn phát hiện bệnh sớm.

3. Khàn giọng

Một triệu chứng điển hình của người bị viêm Amidan có thể gặp phải đó là hiện tượng tắc nghẽn cuống họng, khiến cho giọng nói của người bệnh bị khàn và hoặc tắc nghẽn hoàn toàn. Bệnh nhân có dấu hiệu mất giọng, biến đổi giọng nói. 

4. Đau đầu, nhức tai và xuất hiện hạch dưới hàm

Theo Erin Sundermann – nhà khoa học kiêm trợ lý giáo sư, công tác tại đại học Y California San Diego School cho biết, đau đầu và đau tai là một trong những dấu hiệu phổ biến của bệnh viêm amidan. Nếu để bệnh kéo dài có thể dẫn đến viêm tai giữa, đi kèm với nổi hạch dưới hàm.

Do đó, người bệnh nên chú ý để phát hiện sớm và không để chủ quan trong quá trình điều trị, tránh bệnh biến chứng nguy hiểm.

5. Hôi miệng, khó nuốt

Với tình trạng chất nhầy tích tụ nhiều trong các khe hốc Amidan, người bệnh sẽ rất dễ gặp phải tình trạng hơi thở nặng mùi. Dù bệnh nhân có tiến hành súc miệng nhiều lần thì mùi hôi miệng vẫn còn tồn tại. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có cảm giác buồn nôn, khó nuốt thức ăn.

Hôi miệng khó nuốt là dấu hiệu nhận biết viêm amidan phổ biến
Hôi miệng khó nuốt là dấu hiệu nhận biết viêm amidan phổ biến

Đặc biệt, người bệnh thường xuyên bị khát nước, uống nhiều nước nhưng vẫn khát. Lí giải điều này, Alfred Spears, nhà nghiên cứu y sinh tại Bệnh viện Johns Hopkins (Mỹ) cho biết: Khi bệnh nhân mắc bệnh viêm amidan, cơ thể của bệnh nhân bị mất đi độ ẩm vốn có.

Lúc này, vùng lưỡi và khoang miệng của bệnh nhân bị khô rát, khiến cho người bệnh phải uống nhiều nước để bù đắp lại lượng nước đã mất.

* Riêng ở trẻ nhỏ, triệu chứng viêm amidan biểu hiện rõ hơn.Tuy nhiên, những biểu hiện của viêm amidan lại khiến cho phụ huynh nhầm lẫn với bệnh cảm cúm. Trẻ nhỏ thường có thêm một số dấu hiệu khác như:

  • Chảy nước mũi, đau họng và nhức đầu
  • Khó nuốt thức ăn, dẫn đến biếng ăn
  • Khò khè, ngủ ngáy

Dấu hiệu nhận biết viêm amidan theo từng giai đoạn bệnh

Viêm amidan bao gồm 2 loại chính là viêm amidan cấp tính và viêm amidan mãn tính. Vì thế chúng ta cũng có thể theo dõi và nhận biết bệnh lý theo từng giai đoạn khác nhau.

1. Dấu hiệu nhận biết viêm amidan cấp tính

Sốt cao đột ngột: Người bệnh viêm amidan cấp tính có biểu hiện mệt mỏi, uể oải, nhức đầu, chán ăn. Kèm theo đó là tình trạng sốt cao trên 38 độ C, khiến bệnh nhân bị suy nhược cơ thể trầm trọng.

Amidan sưng tấy, đỏ: Nếu dùng mắt quan sát, bạn sẽ thấy được vùng amidan của bệnh nhân bị sưng to, đỏ. Đồng thời, niêm mạc cổ họng bị đỏ rực. Đồng thời, bệnh nhân thường có dấu hiệu bị nghẹt mũi, chảy nước mũi.

Dấu hiệu nhận biết viêm amidan cấp tính
Dấu hiệu nhận biết viêm amidan cấp tính

Đau rát họng, nuốt vướng: Viêm amidan cấp tính sẽ khiến cho kích thước của amidan nhanh chóng tăng, gây ra cảm giác vướng víu. Người bệnh bị cản trở ăn uống, nuốt vướng, cổ họng liên tục bị đau rát, khó chịu vô cùng.

Khó thở, ngáy to: Với tình trạng amidan phình to, bệnh nhân thường xuyên bị ngáy vào ban đêm và gây cản trở đến đường thở.

2. Biểu hiện viêm amidan mãn tính

Viêm amidan mãn tính là tình trạng vùng amidan bị viêm cấp tính trong khoảng thời gian dài không được tiến hành điều trị. So với viêm amidan cấp tính thì bệnh viêm amidan mãn tính khó nhận biệt hơn.

  • Sốt vặt: Người bệnh có dấu hiệu sốt vặt, nhất là vào buổi chiều, tình trạng sốt diễn ra thường xuyên hơn.
  • Suy nhược cơ thể: người bệnh có dấu hiệu gầy gò, xanh xao, thể trạng giảm sút nhanh.
  • Hơi thở hôi: Dù người bệnh có tiến hành vệ sinh răng miệng sạch sẽ đi chăng nữa thì cơ thể vẫn luôn xuất hiện mùi hôi khó chịu.
  • Ho: Người bệnh có dấu hiệu ho khan từng cơn. Nhất là vào buổi sáng khi mới thức dậy, cổ họng của người bệnh bị đau rát, khó nuốt và thay đổi giọng nói.
Biểu hiện viêm amidan mãn tính
Biểu hiện viêm amidan mãn tính
  • Amidan sưng to: Niêm mạc họng của người bệnh bị đỏ lên. Bên trong xuất hiện các mủ trắng trong các hốc amidan. Amidan sưng to khiến người bệnh bị nghẹn họng khi nuốt nước bọt hoặc thức ăn.
  • Amidan xơ chìm: Hai amidan nhỏ, có bề mặt không nhẵn mà gồ ghề, lỗ chỗ. Nếu dùng mắt quan sát, bạn sẽ thấy bên trong hốc mủ chằng chịt các xơ trắng màu đỏ sẫm. Đồng thời, mủ xuất hiện và có thể chảy ra ở các hốc amidan hay còn gọi là viêm amidan hốc mủ – được xem là giai đoạn nặng nhất của bệnh viêm amidan

Trên đây là một số dấu hiệu nhận biết viêm amidan ở người lớn và trẻ nhỏ thường gặp nhất, thông qua đó giúp bạn dễ dàng nhận biết tình trạng mình đang gặp phải.

Để chủ động thăm khám và điều trị có hiệu quả. Tránh trường hợp nhầm lẫn giữa các bệnh lý hô hấp trên khác dẫn đến trị sai, bệnh kéo dài không khỏi, rất dễ chuyển sang mãn tính và gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.

Cần tư vấn hỗ trợ từ chuyên gia về các vấn đề liên qua đến viêm Amidan, viêm họng… hãy gọi ngay đến tổng đài 1800 6523 để được chuyên gia hỗ trợ thêm. Chúc các bạn thật nhiều sức khoẻ!

Bác sĩ CỐ VẤN - Hoàng Sầm

Bác sĩ đa khoa - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Tiểu sử:

Sinh ra trong gia đình truyền thống 13 đời làm nghề thuốc, BS Hoàng Sầm đam mê và dành nhiều tâm huyết nghiên cứu dược liệu. Ông được biết đến là một thầy thuốc giỏi, nhà khoa học tài ba. Hiện ông đang giữ chức vụ “Chủ tịch Viện Y học Bản địa” và được mệnh danh là “Người hồi sinh nền y học bản địa nước nhà”.

chat-active-icon