Tìm hiểu cấu tạo của amidan với những thành phần cơ bản nhất

Amidan là hàng rào đầu tiên bảo vệ cơ quan bên trong của đường hô hấp đồng thời cũng là nơi sản sinh ra 1 số kháng thể quan trọng giúp hệ miễn dịch tiêu diệt vi khuẩn. Cấu tạo của amidan gồm các khối mô lớn nằm trong thành miệng, gần họng và mô phía trên vòm họng. Hiểu rõ được cấu trúc này, việc lắng nghe cơ thể, mô tả bệnh tình của bạn sẽ trở nên chính xác hơn. Bài viết sau sẽ đem đến cho bạn những thông tin hữu ích đó.

Sơ lược cấu tạo của amidan và chức năng của từng khu vực

Việc hiểu rõ về cấu tạo amidan sẽ bạn hiểu rõ hơn về vấn đề vì sao mình thường xuyên bị viêm. Từ đó có thể đưa ra những giải pháp phòng chống để hạn chế bị viêm.

Amidan được tạo thành từ nhiều khối lympho bào (bạch huyết bào) xếp kín tạo thành vòng tròn quanh cửa hầu. Cấu trúc này gồm 4 phần nhưng thông thường chúng ta chỉ có thể quan sát được một phần của amidan. Sau khi theo dõi cấu tạo được giới thiệu sau đây, bạn sẽ biết mình thấy và không thấy được phần nào của amidan.

Vị trí các thành phần của amidan
Hiểu về amidan để biết cách chăm sóc cơ thể

Amidan vòm (VA)

Cấu trúc đầu tiên là amidan vòm. Khối lympho này dày cỡ 2mm và nằm trên cùng của amidan tại cửa ngõ ra vào hầu họng, khuất sau vòm mũi – họng. Khối tế bào này được một lớp niêm mạc mỏng bao quanh. Vì thế mà bạn không thể nhìn thấy cấu trúc này khi quan sát bằng mắt thường. Chúng sẽ chỉ thấy khi thực hiện các thao tác nội soi.

Phân tích kỹ hơn, amidan vòm xếp nếp, tiếp xúc với lượng không khí lớn nên rất dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công. Chính vì thế mà khu vực này chứa nhiều lympho B và T có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả.

Có thể nói, amidan vòm chính là lớp rào chắn tự nhiên phát huy vai trò đắc lực giúp thanh lọc và bảo vệ cơ thể. Chúng đóng vai trò quan trọng nhưng lại cũng rất dễ bị viêm.

Vị trí của amidan vòm (VA)
Vị trí của amidan vòm (VA)

Amidan vòi

Trong cấu tạo của amidan còn có amidan vòi. Đặt phía dưới amidan vòm, đối xứng 2 bên vòi tai chính là amidan vòi. Đây chính là loại amidan chứa ít tổ chức lympho nhất. Chức năng bảo vệ cơ thể của amidan vòm không thật sự rõ ràng giống như các bộ phận khác. Chính vì thế mà loại amidan này ít được nhắc đến và chú ý nhiều.

Amidan khẩu cái

Trong cấu tạo của amidan, amidan khẩu cái là loại quan trọng nhất. Khối cấu trúc này nằm đối xứng 2 bên phải và trái và đặt sâu trong hốc amidan. Amidan khẩu cái có màu hồng, hình ô van. Kích thước to nhỏ của nó phụ thuộc vào độ tuổi của mỗi người. Tuy nhiên, so sánh với những loại khác, đây chính là loại amidan lớn nhất và cũng là loại duy nhất có thể quan sát bằng mắt thường.

Quan sát kỹ hơn, bạn sẽ thấy nhiều hốc sâu trên bề mặt amidan khẩu cái. Phía trên loại amidan này cũng được bao phủ bởi biểu mô. Tổ chức lympho tạo nên amidan khẩu cái rất lớn, chúng sản sinh và lưu giữ một lượng lớn kháng thể giúp bảo vệ cơ thể. Amidan khẩu cái chính là lá chắn ngăn cản phần lớn vi khuẩn có ý định xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp.

Amidan khẩu cái là gì và nằm ở đâu?
Amidan khẩu cái là gì và nằm ở đâu?

Amidan đáy lưỡi

Thành phần cuối cùng chính là amidan đáy lưỡi. So với 3 loại trên, amidan lưỡi được nhắc đến ít nhất. Chúng là 1 khối nằm ở đáy lưỡi tại vị trí thấp nhất. Trong amidan, lượng tế bào lympho tại đây cũng được xem là ít nhất với 5 – 9 lympho.

Amidan đáy lưỡi và amidan họng có liên kết trực tiếp với nhau nên chúng rất dễ lây nhiễm cho nhau. Đó là lý do vì sao người bị viêm amidan họng thường bị viêm amidan lưỡi và ngược lại.

Cấu tạo của amidan được giới thiệu trên đây mong có thể giúp bạn hiểu hơn về bộ phận này cũng như vai trò của nó. Vì amidan là cơ quan cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể, hãy luôn chú ý giữ gìn vệ sinh cũng như bảo vệ cơ quan này thật cẩn thận để cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé.

Bác sĩ CỐ VẤN - Hoàng Sầm

Bác sĩ đa khoa - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Tiểu sử:

Sinh ra trong gia đình truyền thống 13 đời làm nghề thuốc, BS Hoàng Sầm đam mê và dành nhiều tâm huyết nghiên cứu dược liệu. Ông được biết đến là một thầy thuốc giỏi, nhà khoa học tài ba. Hiện ông đang giữ chức vụ “Chủ tịch Viện Y học Bản địa” và được mệnh danh là “Người hồi sinh nền y học bản địa nước nhà”.

chat-active-icon