Nội dung
Chỉ cần hiểu đúng về 5 “sự thật” sau trong cách chữa viêm họng theo phương pháp dân gian, bạn sẽ có thể dễ dàng thoát khỏi căn bệnh khó chịu này.
1. Sử dụng nước muối sinh lý hàng ngày giúp hạn chế tái phát viêm họng
Dùng nước muối sinh lý hàng ngày giúp làm sạch họng, loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, virus, nấm gây bệnh nên không chỉ tăng hiệu quả khi chữa trị viêm họng mà còn hạn chế viêm nhiễm tái phát.
2. Kháng sinh chỉ làm dứt triệu chứng, không hạn chế tái phát bệnh
Kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn rất mạnh có thể làm giảm ngay các triệu chứng đau, sưng, ngứa rát họng, ho do tổn thương niêm mạc họng (do vi khuẩn).
Nhưng song song với đó chúng cũng đồng thời tiêu diệt hệ vi khuẩn có lợi trong cơ thể, đặc biệt là vi khuẩn đường ruột; làm giảm khả năng tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất khiến cơ thể mệt mỏi, giảm sức đề kháng khiến bệnh tái phát nhanh hơn.
Kháng sinh chỉ có tác dụng với nguyên nhân gây viêm họng do vi khuẩn, không có tác dụng nếu viêm họng do nấm và virus nên việc sử dụng bừa bãi, lạm dụng kháng sinh như hiện nay không chỉ gây lãng phí tiền của mà còn gây nhờn thuốc, kháng thuốc, giảm sức đề kháng. Gây ra tình trạng bệnh nhân uống kháng sinh nặng hoặc liều cao mãi mà không đỡ hoặc đỡ nhưng lại tái phát nhanh.
3. Ăn đồ quá nóng, quá cay, quá lạnh làm họng thêm đau rát
Khi bị viêm họng mà bạn vẫn tiếp tục ăn các món ăn cay nóng chứa ớt, tiêu, món chiên, xào… hoặc các món ăn lạnh sẽ khiến họng bị tổn thương gây cảm giác nóng, rát, sưng họng, vướng họng, kích ứng cổ họng.
Lúc này bạn nên uống nước ấm, nước quả, ăn các món mềm, nghỉ ngơi hợp lý để tăng hiệu quả điều trị.
4. Viêm họng kéo dài không khỏi sẽ dẫn tới viêm họng hạt
Viêm họng kéo dài, tái phát liên tục khiến tế báo miễn dịch hoạt động không ngừng để tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm gây bệnh và biến đổi thành “hạt” ở họng (viêm họng hạt).
Các hạt này rất dễ bị kích thích bởi các tác nhân như khói bụi, thuốc lá, nước lạnh… khiến người bệnh thường xuyên thấy khô, vướng họng, ngứa rát họng, ho, khạc đờm nhiềugây mệt mỏi, mất ngủ, đau ngực, mất tự tin trong giao tiếp, gây e ngại cho người đối diện, giảm chất lượng công việc.
Dù tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc nhưng viêm họng hạt rất khó điều trị triệt để, thường xuyên tái phát, nhất là những đợt cấp tính rất nặng gây sốt cao, đau đớn toàn thân, suy kiệt sức khỏe, dễ biến chứng teo họng nếu bị kéo dài.
5. Chữa viêm họng cần phải kết hợp cả “bảo vệ” bên ngoài và “phục hồi” bên trong
Sở dĩ viêm họng bị tái phát liên tục là do niêm mạc họng vốn dĩ đã yếu lại thường xuyên bị vi khuẩn hoặc virus hay nấm tấn công gây viêm nhiễm khiến họng đau, sưng, ngứa rát, ho nhiều, khó nuốt, mệt mỏi, mất ngủ.
Do đó để điều trị hiệu quả chúng ta cần:
Bảo vệ họng trước các tác nhân gây hại như: khói bụi, thời tiết thất thường, thuốc lá, bia rượu; điều trị triệt để các bệnh lý về mũi, xoang, trào ngược dạ dày… để họng hạn chế bị tổn thương, hạn chế tiếp xúc với vi khuẩn, virus, nấm gây hại.
Phục hồi niêm mạc họng và tăng cường sức đề kháng của cơ thể
– Niêm mạc họng nếu được phục hồi, tái tạo khỏe mạnh sẽ “mạnh mẽ” để chống lại các tác nhân gây hại và hạn chế tình trạng viêm nhiễm và tái phát.
– Để tái tạo, phục hồi niêm mạc họng, người bệnh có thể sử dụng các thảo dược như: Xạ can, Kim ngân hoa, Bồ công anh, Bảy lá một hoa, Huyền sâm… giúp thanh nhiệt, tả hỏa, đánh tận gốc vào nhiệt độc tích tụ ở phế (nguyên nhân gây viêm họng theo Đông Y). Ngoài ra, các thảo dược này còn giúp chấm dứt nhanh tình trạng đau họng, sưng họng, ngứa rát họng, ho nhiều; tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch tạo hiệu quả bền vững, giúp cơ thể khỏe mạnh.
Lưu ý khi sử dụng những bài thuốc y học cổ truyền:
Viêm họng mãn tính vốn là bệnh tiến triển từ viêm họng cấp tính nhưng do không điều trị kịp thời và triệt để làm bệnh tái phát nhiều lần. Điều trị viêm họng mãn tính có thể dùng Tây y, các bài thuốc dân gian hay hiệu quả nhất là các bài thuốc Đông y. Bởi Đông y chữa viêm họng mãn tính bằng cách đi vào căn nguyên của bệnh, đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cơ thể nên có thể hạn chế tối đa tình trạng bệnh tái diễn.