Cúc lục lăng – cây thuốc quý chống viêm amidan ít người biết đến

Cúc lục lăng là loại thảo dược rất được chú ý thời gian gần đây bởi hoạt tính chống viêm rất mạnh của nó. Tại sao nó lại có được những đặc tính ưu việt trong điều trị viêm họng, viêm Amidan như vậy? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

  • Tên thường gọi: Cúc lục lăng
  • Thuộc bộ Cúc (Asterales)
  • Thuộc chi Laggera
  • Thuộc loài L. Alata
  • Tên khác: Linh đan hôi, cúc hoa xoắn, cúc đời, la ghe cánh.
  • Tên khoa học: Laggera Alata (DC.) Sch.-Bip. Ex Oliv

Mô tả về cây cúc lục lăng

Cúc lục lăng - cây thuốc quý chống viêm amidan ít người biết đến
Cúc lục lăng – cây thuốc quý chống viêm amidan ít người biết đến

Cúc lục lăng là cây thảo sống lâu năm, cao tầm 0,8 – 1m. Thân mập, cứng, phân nhánh nhiều, có rãnh dọc và có cánh, cánh rộng 4-5 mm, mọc suốt dọc thân, không khía răng, màu lục sẫm. Lá mọc so le, không cuống, hình mác, dài 2 – 8 cm, rộng 0,5 – 2 cm, gốc thuôn, đầu tù hoặc nhọn, mép khía răng, hai mặt có lông mịn áp sát và tuyến tiết.

Cụm hoa mọc ở đầu ngọn và kẽ lá, lá bác nhọn xếp thành nhiều hàng, hoa màu trắng, cao 6-7 mm. Hoa cái nhiều, hoa lưỡng tính tầm 8-12 bông; mào lông màu trắng, rụng sớm; tràng hoa cái có 4 răng nhọn, tràng hoa lưỡng tính có 5 thuỳ; 5 nhị và bầu nhẵn. Quả cây bế hình trụ, có lông, có 10 cạnh, dài 4-5 mm. Mùa hoa quả: tháng 10-1.

Phân bố, sinh thái (nơi sinh trưởng và thu hái) Cúc Lục Lăng

Cúc lục lăng phân bố chủ yếu ở vùng cận nhiệt đới, ôn đới ấm và một số loài có ở vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam, chi này có 4 loài, 2 loài làm thuốc trong đó có loài cúc lục lăng. Trên thế giới, cúc lục lăng phân bố khá rộng rãi từ phía đông Ấn Độ sang Mianma, Trung Quốc, xuống phần bắc Lào, Thái Lan và Malaysia.

Cây mọc dại trong các rừng thông, rừng thưa, các savan có ở các tỉnh vùng cao như Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh cho tới Kon Tum, Đắc Lẳc, Ninh Thuận, Lâm Đồng. Cây ưa ẩm, ưa sáng, thường mọc ở bãi cỏ, ven đồi, nương rẫy rũ, dưới tán rừng thông… độ cao phân bố: từ 100 – 1300m.

Hàng năm cây con mọc từ hạt vào tháng 3-4; sinh trưởng nhanh trong vụ xuân – hè; có hoa khoảng tháng 7-8; đến tháng 9-10 sau khi quả già, toàn cây tàn lụi. Cây trồng được băng hạt, thu hái cây vào mùa hạ, rửa sạch, có thể dùng tươi hay phơi khô.

Bộ phận dùng: Toàn cây.

Cúc lục lăng thường có ở các tỉnh vùng cao phía bắc Việt Nam
Cúc lục lăng thường có ở các tỉnh vùng cao phía bắc Việt Nam

Tìm hiểu về cây thuốc Cúc lục lăng

Tính vị, tác dụng: Vị đắng và cay, tính ấm, có mùi thơm; có tác dụng tiêu thũng trừ độc, tán ứ, giảm đau.

  • Sách “Bản thảo cầu nguyên” ghi: Cúc lục lăng vị cay ngọt, tính bình;
  • Sách “Tân hoa bản thảo cương yếu” ghi: vị cay, đắng, tính hàn;
  • Sách “Phúc kiến dân gian thảo dược” ghi: vị đắng, hơi cay, tính ấm
  • Sách “Nam Ninh thị dược vật chí” ghi: vị cay, đắng, tính hơi ấm;
  • Sách “Mân Đông bản thảo ghi: cúc lục lăng vào ba kinh là phế, tỳ và bàng quang; có công năng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, tiêu thũng, khư phong trục thấp, chỉ thông, thị thống kinh.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng để trị

  • Viêm Amidan, viêm họng
  • Các bệnh viêm đường hô hấp
  • Cảm cúm, ho kéo dài
  • Viêm thận phù thũng
  • Đau thấp khớp, đau lưng

Cúc lục lăng nổi tiếng khắp các nền y dược lớn như Trung Quốc, Ấn Độ với khả năng trị cảm nhiễm phần trên đường hô hấp, sưng amygdal, viêm khoang miệng, cảm cúm, viêm họng, viêm nhánh khí quản, sốt rét, mụn nhọt sưng lở.

hình ảnh lá cây cúc lục lăng
Hình ảnh lá cây cúc lục lăng

Ở Ấn Độ và Madagascar, cúc lục lăng được dùng làm thuốc khử khuẩn, tay uế; lá để cầm máu khi bị các vết thương chém chặt… Tại Việt Nam, cây thuốc được lưu truyền từ lâu đời với những bài thuốc chữa viêm amidan cấp hoặc mãn tính nhưng chưa được nhiều người biết đến.

Tác dụng dược lý của Cúc Lục Lăng

Trong Dược điển của Trung Quốc đã có ghi chép về khả năng chống viêm cực mạnh của Cúc lục lăng cùng ứng dụng trong hỗ trợ điều trị viêm amidan, viêm họng và các bệnh đường hô hấp trên. Dựa trên nền tảng đó, y học hiện đại tiếp tục thực hiện những công trình nghiên cứu sâu hơn cùng các thí nghiệm làm rõ khả năng chữa bệnh của loại thảo dược này.

Đồng thời phát hiện ra nhiều thông tin mới, hữu ích ích mà y học cổ truyền trước đây chưa từng đề cập tới. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc, tác dụng chống viêm của Cúc lục lăng tương đương với dexamethason là một corticoid chống viêm mạnh.

Khi so sánh khả năng chống viêm của hỗn hợp các flavonoid chiết từ cây Cúc Lục Lăng với chất dexamethasone trên tế bào chuột. Kết quả cho thấy hỗn hợp flavonoid có khả năng chống viêm mạnh. Với hoạt tính sinh học mạnh và độ an toàn cao, chiết xuất flavonoid của cúc lục lăng sẽ là một chất rất tiềm năng để phát triển thành một loại thuốc chống viêm amidan nói riêng và viêm đường hô hấp trên nói chung.

Tiếp đó trong một công bố về kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Bộ môn Y học cổ truyền và Nghiên cứu thuốc từ thiên nhiên (Chiết Giang, Trung Quốc) về đặc tính kháng viêm trong Cúc lục lăng cũng rất khả quan. Nhóm chất phenol (TPLA) trong loại thảo dược này có tác dụng chống viêm trên cả 2 mô hình cấp và mãn tính.

Bên cạnh đó vị đắng của Cúc lục lăng có tác dụng sát khuẩn tại chỗ – nơi amidan bị vi khuẩn tấn công gây viêm, bên cạnh đó giúp giảm xung huyết, giảm phù nề, nâng cao khả năng bảo vệ các nang lympho và vùng hầu họng. Sử dụng thảo dược tự nhiên với mục đích phòng và hỗ trợ điều trị viêm amidan, viêm họng cấp và mãn tính đang là xu hướng được rất nhiều người quan tâm sử dụng. 

Khi công nghệ sản xuất tiên tiến, tận dụng được lợi thế Việt Nam có nguồn dược liệu đa dạng, phong phú, kết hợp với công nghệ bào chế hiện đại. Không khó để có những sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm amidan, viêm họng đạt hiệu quả cao mà vẫn an toàn, tiện lợi cho người dùng.

Đặc biệt đối với những đối tượng có cơ địa nhạy cảm như người già và trẻ nhỏ, thuốc có nguồn gốc từ thảo dược luôn là lựa chọn hàng đầu nên ưu tiên sử dụng.

Bác sĩ CỐ VẤN - Hoàng Sầm

Bác sĩ đa khoa - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Tiểu sử:

Sinh ra trong gia đình truyền thống 13 đời làm nghề thuốc, BS Hoàng Sầm đam mê và dành nhiều tâm huyết nghiên cứu dược liệu. Ông được biết đến là một thầy thuốc giỏi, nhà khoa học tài ba. Hiện ông đang giữ chức vụ “Chủ tịch Viện Y học Bản địa” và được mệnh danh là “Người hồi sinh nền y học bản địa nước nhà”.

chat-active-icon