Cúc lục lăng: Đột phá mới trong điều trị viêm amidan, viêm họng

Cây cúc lục lăng là một loại cây thuốc chữa bệnh về hầu họng, phế quản rất tốt. Với những đặc tính kháng viêm, kháng virus cực mạnh, cúc lục lăng được các nhà khoa học đào sâu nghiên cứu để ứng dụng nhiều hơn trong chữa bệnh viêm họng, viêm amidan… phổ biến hiện nay.

Tìm hiểu về cây Cúc lục lăng

Cúc lục lăng hay linh đan hôi (danh pháp hai phần: Laggera alata), là một loài thực vật thuộc họ Cúc (Asteraceae). Loài này được (D.Don) Sch.Bip. ex Oliv. mô tả khoa học đầu tiên năm 1873 (Theo wikipedia). Trong Đông y, Cúc lục lăng còn được gọi dưới nhiều cái tên khác nhau như Xú linh đan, Linh đan hôi, Xú diệp tử…

Trong Tây y, các nhà khoa học gọi là Laggera pterodonta, thuộc họ Cúc (Asteraceae).Đây là loại cây quý được phân bố chủ yếu tại Vân Nam (Trung Quốc) và các tỉnh Lai Châu, Lào Cai của Việt Nam.

Tìm hiểu về cây thuốc cúc lục lăng
Tìm hiểu về cây thuốc cúc lục lăng

Cúc lục lăng nổi tiếng khắp các nền y dược lớn như Trung Quốc, Ấn Độ với khả năng trị cảm nhiễm phần trên đường hô hấp, sưng amidan, viêm khoang miệng, cảm cúm, viêm họng, viêm nhánh khí quản, sốt rét, mụn nhọt sưng lở. Ở Ấn Độ và Madagascar, cúc lục lăng được dùng làm thuốc khử khuẩn. Lá để cầm máu khi bị các vết thương ngoài da.

Tại Việt Nam, cây thuốc được lưu truyền từ lâu đời với những bài thuốc chữa sưng đau họng nhưng chưa được nhiều người biết đến.

1. Cách nhận biết cây Cúc lục lăng

Cúc lục lăng là cây thân mập 6 cạnh màu lục sẫm, cứng, phân nhánh nhiều, có rãnh dọc và có cánh sống lâu năm, cao dưới 1m. Cánh rộng 4-5 mm, mọc suốt dọc thân, không khía răng, màu lục sẫm. Lá mọc so le, không cuống, hình mác, dài 2 – 8 cm, rộng 0,5 – 2 cm, gốc thuôn, đầu tù hoặc nhọn, mép khía răng, hai mặt có lông mịn áp sát và tuyến tiết. Cụm hoa mọc ở đầu ngọn và kẽ lá, lá bác nhọn xếp thành nhiều hàng, hoa màu trắng, cao 6-7 mm. Hoa cái nhiều, hoa lưỡng tính tầm 8-12 bông; mào lông màu trắng, rụng sớm; tràng hoa cái có 4 răng nhọn, tràng hoa có 5 thuỳ, 5 nhị và bầu nhẵn

2. Cúc lục lăng thường mọc ở đâu?

Cúc lục lăng phân bố chủ yếu ở vùng cận nhiệt đới, ôn đới ấm và một số loài có ở vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam, Cúc lục lăng mọc dại trong các rừng thông, rừng thưa, các savan có ở các tỉnh vùng cao như Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh cho tới Kon Tum, Đắc Lẳc, Ninh Thuận, Lâm Đồng. Cây ưa ẩm, ưa sáng, thường mọc ở bãi cỏ, ven đồi, nương rẫy rũ, dưới tán rừng thông… độ cao phân bố: từ 100 – 1300m. Hàng năm cây con mọc từ hạt vào tháng 3-4; sinh trưởng nhanh trong vụ xuân – hè; có hoa khoảng tháng 7-8; đến tháng 9-10 sau khi quả già, toàn cây tàn lụi. Cây trồng được băng hạt, thu hái cây vào mùa hạ, rửa sạch, có thể dùng tươi hay phơi khô.

Minh chứng khoa học về tác dụng điều trị viêm họng, viêm amidan của Cúc lục lăng

1. Sesquiepene trong Cúc lục lăng giúp ức chế virus chỉ sau 6h đầu tiên

Virus cúm chiếm khoảng 50% nguyên nhân các trường hợp viêm họng, viêm amidan. Các virus cúm xâm nhập vào tế bào biểu mô đường hô hấp, phá vỡ lớp bảo vệ niêm họng mạc, gây nên tình trạng sưng viêm phổ biến.

Để chống lại tác nhân gây bệnh này một số thuốc kháng virus đã được phát triển và dùng trong thực hành lâm sàng như: oseltamivir, peramivir, zanamivi, amantadine và rimantadine. Tuy nhiên nhóm thuốc này không được khuyến cáo sử dụng rộng rãi vì tính an toàn không cao và có thể gây nên kháng thuốc nếu sử dụng trong thời gian dài.

Do đó việc nghiên cứu và phát triển một loại thuốc kháng virus mới là điều cấp thiết. Vào năm 2007 nghiên cứu tại trường Đại học Dược học Chiết Giang Trung Quốc đã thực hiện các thí nghiệm lâm sàng trên trên Cúc lục lăng. Cúc lục lăng đã từng xuất hiện trong rất nhiều dược điển lớn trên thế giới.

Cúc lục lăng giúp ức chế virus chỉ sau 6h đầu tiên
Cúc lục lăng giúp ức chế virus chỉ sau 6h đầu tiên

Y văn Trung Quốc có ghi chép lại rằng loại dược liệu này có đặc tính kháng virus, chống viêm hiệu quả đối với nhóm bệnh đường hô hấp trên. Bằng các phương pháp hóa học đã chiết xuất ra 52 loại hợp chất, trong đó xác định 39 loại hợp chất có ý nghĩa lâm sàng với điều trị viêm họng, viêm amidan.

Trong đó Sesquiepene được khẳng định có khả năng phổ rộng hoạt động của virus cúm. Các cơ chế dược lý cho thấy Sesquiepene nằm trong phân đoạn thứ 14 hoạt động mạnh trong 6h đầu tiên có khả năng ức chế sự sao chép và phát triển của virus gây bệnh, giúp loại bỏ nguyên nhân gây bệnh ngay trong những giờ đầu tiên.

Như vậy nếu ngay trong 6-24 giờ đầu, ức chế được virus thì vi khuẩn cũng không có cơ hội đó tiếp tục gây bệnh và cũng không cần phải dùng tới kháng sinh điều trị.

2. Phân đoạn thứ 14 trong Cúc lục lăng giúp ức chế phản ứng gây viêm

Theo kết quả nghiên cứu, phân đoạn 14 của Cúc lục lăng có tác dụng ức chế hoạt động của xytokine và chemokine.(Xytokine và chemokine là các phân tử protein có tác dụng khởi động viêm). Nếu dập tắt được tín hiệu của các phân tử này, có nghĩa là tình trạng viêm sẽ bị loại bỏ hoàn toàn.

Khả năng hình thành bệnh cũng giảm mạnh, giúp người bệnh tránh được những triệu chứng khó chịu. Điều đó đồng nghĩa với việc nếu sử dụng Cúc lục lăng trong 6 giờ đầu, các tác nhân gây bệnh sẽ hoàn toàn bị đẩy lùi nhanh chóng, tránh được các triệu chứng khó chịu cũng như tình trạng sưng viêm do viêm họng, viêm amidan gây ra.

Phân đoạn thứ 14 trong Cúc lục lăng giúp ức chế phản ứng gây viêm

Qua những thí nghiệm lâm sàng. Cúc lục lăng đã được chứng minh có tác dụng vượt trội trong việc ức chế virus gây viêm amidan, viêm họng nhờ phân đoạn Sesquiterpure bằng con đường NF-kB và p38.

Điều đáng nói đây đều là những hợp chất an toàn có thể ứng dụng rộng rãi trong các loại thuốc kháng virus, chống viêm trong việc khắc phục các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên. Mang đến cơ hội cho những người viêm amidan, viêm họng cấp và mãn tính một hướng điều trị mới, hiệu quả hơn, an toàn hơn.

Ứng dụng đặc tính của Cúc lục lăng vào điều trị các bệnh về hầu họng

Với những đặc tính riêng biệt, cúc lục lăng trở thành cây thuốc không thể thiếu trong các bài thuốc chữa viêm amidan, viêm họng hiện nay. Những hợp chất được tổng hợp tự nhiên từ các loại thảo dược đa phần rất lành tính, an toàn, hấp thu nhanh chóng.

Đặc biệt những bệnh phổ biến thường xuyên phải sử dụng thuốc như viêm amidan, người bệnh có thể sử dụng trong thời gian dài mà không phải đối mặt với nguy cơ nhờn thuốc.

Tiếp nối những tinh hoa của y học cổ truyền hàng ngàn đời nay kết hợp y học hiện đại tiếp tục nghiên cứu và làm rõ khả năng của cúc lục lăng trong hỗ trợ phòng và khắc phục các bệnh liên quan đến đường hô hấp trên.

Từ tiền đề kết quả nghiên cứu đó với mong muốn tạo ra sản phẩm tiện lợi phần nào thay thế được kháng sinh trong trị viêm amidan và viêm họng an toàn, Bác sĩ Hoàng Sầm đã nghiên cứu thành công bài thuốc điều phối các thảo dược:

  • Cúc lục lăng  giúp kháng virus hô hấp mạnh, kháng viêm.
  • Sơn đậu căn tác dụng kháng viêm.
  • Lược vàng tác dụng chính diệt khuẩn.
  • Thăng ma giúp hỗ trợ kháng khuẩn, kháng viêm.

39 loại hợp chất có trong cúc lục lăng sẽ ức chế virus khởi nguyên gây viêm amidan, viêm họng ngăn phát triển và khiến chúng tự diệt theo thời gian. Các thảo dược bổ trợ khác có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm ngay tại chỗ làm giảm nhanh triệu chứng như ho, ngứa rát cổ họng và diệt trừ vi khuẩn.

Bài thuốc áp dụng phương pháp tinh chiết cao dược liệu hiện đại đã được ứng dụng chế tạo thành sản phẩm được đông đảo cộng đồng phản hồi hiệu quả, tác dụng nhanh. An Hầu Đan là sản phẩm nổi tiếng ứng dụng những đặc tính tuyệt vời của cây cúc lục lăng. 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe An Hầu Đan chuyển giao thành quả nghiên cứu của Viện Y học Bản Địa hiệp đồng tác dụng vượt trội của bài thuốc kết hợp Cúc lục lăng, Sơn đậu căn, Thăng ma, Lược vàng được chứng minh hiệu quả cao cho những người bị: Viêm Amidan, Viêm họng hạt, Viêm họng cấp và mạn tính.

Hi vọng rằng những thông tin bên trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cây cúc lục lăng cũng như tác dụng tuyệt vời của nó trong điều trị các bệnh về hầu họng.

Bác sĩ CỐ VẤN - Hoàng Sầm

Bác sĩ đa khoa - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Tiểu sử:

Sinh ra trong gia đình truyền thống 13 đời làm nghề thuốc, BS Hoàng Sầm đam mê và dành nhiều tâm huyết nghiên cứu dược liệu. Ông được biết đến là một thầy thuốc giỏi, nhà khoa học tài ba. Hiện ông đang giữ chức vụ “Chủ tịch Viện Y học Bản địa” và được mệnh danh là “Người hồi sinh nền y học bản địa nước nhà”.

chat-active-icon