Viêm đường hô hấp: Phòng và điều trị như thế nào cho hiệu quả?

Viêm đường hô hấp trên là căn bệnh rất phổ biến ở Việt Nam, thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Bao gồm các tình trạng xảy ra viêm nhiễm ở các cơ quan, bộ phận thuộc đường hô hấp trên bao gồm: mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản.

Viêm đường hô hấp trên (nhiễm trùng đường hô hấp trên) có thể xảy ra bất cứ lúc nào, những thường gặp nhất là mùa thu hoặc mùa đông. Bệnh thường hay tái phát và để lại nhiều triệu chứng nguy hiểm, vì vậy cần phải có giải pháp điều trị hiệu quả, an toàn và kịp thời để tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra.

Cấu tạo và chức năng của đường hô hấp trên

Hệ hô hấp bao gồm đường ho hấp trên và đường hô hấp dưới. Trong đó, chức năng chính của đường hô hấp trên là lấy không khí bên ngoài cơ thể, làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi. Còn bộ phận đường hô hấp dưới làm nhiệm vụ thực hiện lọc không khí và trao đổi khí.

Hệ hô hấp được chia thành đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới
Hệ hô hấp được chia thành đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới

Đường hô hấp trên là cơ quan ngoài cùng tiếp xúc với không khí. Chính vì vậy, đây là bộ phận phải “chịu đựng” mọi điều kiện của môi trường bên ngoài như bụi, lạnh, nóng, hơi độc, các loại virus, vi khuẩn, nấm mốc,… Vì thế, tỷ lệ mắc bệnh về đường hô hấp trên chiếm phần lớn hơn so với các bệnh về hô hấp khác.

Các bệnh về đường hô hấp trên dễ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của môi trường bên ngoài và sự tấn công của virus, vi khuẩn và đáng lưu ý là bệnh rất hay tái phát hằng năm. Các bệnh viêm đường hô hấp trên phổ biến nhất bao gồm: viêm amidan, viêm họng viêm va, viêm mũi… và hàng loạt các bệnh viêm hô hấp cấp khác.

Virus – Nguyên nhân chính dẫn tới viêm đường hô hấp trên

Theo các bác sĩ, phần lớn thủ phạm chính dẫn đến tình trạng viêm đường hô hấp trên là do sự xâm lấn của các virus, vi khuẩn vào niêm mạc của đường hô hấp. Người bệnh bị nhiễm các loại virus liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A, phế cầu khuẩn và một số loại nấm,…

Nhóm virus gây bệnh bằng cách cư trú ở chất nhầy niêm mạc mũi họng, xâm nhập vào tế bào niêm mạc, nhân bản rồi phá huỷ tế bào và lây lan sang tế bào bên cạnh.

Viêm đường hô hấp có thể do nhiều căn nguyên khác nhau: Dị ứng với thời tiết, với các loại dị nguyên khác nhau (virus, vi khuẩn) có trong không khí, trong môi trường sống.

Ngoài ra các tác nhân gây bệnh khác nhau cần khoảng thời gian khác nhau từ lúc chúng xâm nhập cơ thể cho đến lúc gây ra các triệu chứng lâm sàng (thời gian ủ bệnh): virus cúm hoặc á cúm cần 1-4 ngày, RSV cần 7 ngày, vi khuẩn bạch hầu cần 1-10 ngày…

Phần lớn viêm đường hô hấp trên là do virus gây nên
Phần lớn viêm đường hô hấp trên là do virus gây nên

Triệu chứng của viêm đường hô hấp trên

Thông thường, triệu chứng của viêm đường hô hấp trên là kết quả của các chất độc tiết ra bởi tác nhân gây bệnh cộng với đáp ứng viêm của hệ miễn dịch. Các triệu chứng thường gặp của nhiễm trùng hô hấp trên bao gồm:

  • Đối với trẻ lớn: Sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi,…
  • Đối với người lớn: Ho nhiều, sốt cao, có thể kèm thở khó, mất vị giác, hắt hơi liên tục, khàn tiếng đến tắt tiếng vì dây thanh âm bị phù nề, viêm nhiễm, bệnh có thể gây ra nhiều biến thể nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

Những cách phòng ngừa và điều trị bệnh về đường hô hấp trên

Do nguyên nhân chính của viêm hô hấp trên là do virus nên các bệnh viêm đường hô hấp trên rất hay lây truyền qua đường hô hấp, hoặc qua đường tiếp xúc với đồ dùng cá nhân trong môi trường xã hội, giao tiếp, nơi làm việc, gia đình và trường học… Các yếu tố nguy cơ dẫn tới lây lan, mắc các bệnh viêm hô hấp trên bao gồm:

  • Tiếp xúc với người bệnh
  • Không rửa tay sau khi tiếp xúc với người bệnh
  • Tiếp xúc với trẻ em ở trường học, hoặc một nhóm người ở nơi làm việc, du lịch…
  • Hút thuốc hoặc hút thuốc thụ động: khói thuốc làm giảm khả năng bảo vệ của lớp nhầy niêm mạc đường hô hấp và làm hỏng lớp nhung mao ở đường hô hấp trên
  • Các trường suy yếu miễn dịch như bệnh nhân có HIV, ghép tạng, sử dụng corticoid dài ngày

Vậy phải làm sao để phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp trên? Trước hết cần phải cách li, hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh bằng cách:

5K là một qui trình phòng ngừa viêm hô hấp hiệu quả
5K là một qui trình phòng ngừa viêm hô hấp hiệu quả
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người có mầm bệnh.
  • Luôn vệ sinh tay bằng xà phòng để loại trừ virus xâm nhập.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, ở nơi có mầm bệnh.
  • Đeo khẩu trang ngay cả khi không bị bệnh để phòng tránh lây nhiễm

Bên cạnh đó, cũng nên thường xuyên tập thể dục, nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch, hoặc sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ thảo dược, bài thuốc cổ phương giúp tăng cường khả năng chống chọi lại với virus gây viêm đường hô hấp.

Một số giải pháp điều trị viêm đường hô hấp hiện nay

Đa số các trường hợp viêm đường hô hấp trên là do virus vì vậy nghỉ ngơi là một bước quan trọng trong điều trị nhiễm trùng hô hấp trên. Các hoạt động thường xuyên nên duy trì ở mức dung nạp được, không quá sức.

  • Cần uống nước nhiều để bù lại lượng nước mất đi do chảy nước mũi, sốt và ăn uống kém do viêm đường hô hấp trên.
  • Cần điều trị triệu chứng cho đến lúc tình trạng nhiễm trùng được giải quyết dứt điểm.

Do kháng sinh không có tác dụng với virus, nên phần lớn điều trị viêm đường hô hấp trên thường kết hợp khắc phúc các triệu chứng bao gồm: sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm… để ngăn ngừa các phản ứng tiêu cực như co giật, tai biến.

Bác sĩ khuyến cáo không tự ý sử dụng kháng sinh khi bị viêm hô hấp trên
Bác sĩ khuyến cáo không tự ý sử dụng kháng sinh khi bị viêm hô hấp trên

Lưu ý: Không tùy tiện sử dụng kháng sinh, kháng sinh được sử dụng trong một số trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp trên liên quan đến vi khuẩn.

Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh liên quan đến một số tác dụng không mong muốn và có thể thúc đẩy đề kháng kháng sinh và nhiễm khuẩn thứ phát, nên kháng sinh cần được sử dụng thận trọng theo chỉ định của bác sĩ.

Bài thuốc cổ phương – Hy vọng mới cho người bị viêm hô hấp trên

Bên cạnh việc sử dụng các sản phẩm khắc phục triệu chứng theo khuyến cáo của bác sĩ, người bị viêm hô hấp trên nên sử dụng bài thuốc cổ phương được kết hợp từ Cúc Lục Lăng và Xuyên Tâm Liên, 2 loại thảo dược đứng đầu có khả năng bất hoạt virus gây bệnh mà không có tác dụng phụ.

Tại sao Cúc Lúc Lăng và Xuyên Tâm Liên tác động mạnh với virus gây viêm hô hấp như vậy?

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng hoạt chất DCA (axit dicaffeoylquinic) và Andrographolide có trong Cúc Lục Lăng và Xuyên Tâm Liên có khả năng ức chế sự sinh sôi của virus gây viêm hô hấp trên cơ chế Enzym, với vòng đời rất ngắn, các virus không thể sinh sôi sẽ tự động bị tiêu diệt nhanh chóng theo thời gian giúp phòng ngừa, và ngăn chặn viêm hô hấp rất hiệu quả.

An Hầu Đan được kết hợp giữa Cúc Lục Lăng và Xuyên Tâm Liên
An Hầu Đan được kết hợp giữa Cúc Lục Lăng và Xuyên Tâm Liên

Dựa trên các nghiên cứu khoa học đó, các bác sĩ viện Y Học Bản Địa Việt Nam đã kết hợp Cúc Lục Lăng và Xuyên Tâm Liên, cùng nhiều thảo dược quý khác như Sơn Đậu Căn, Thăng Ma, Lược Vàng dựa trên bài thuốc cổ phương theo thuyết Quân Thần Tá Sứ giúp hỗ trợ bất hoạt hiệu quả virus gây viêm hô hấp và giảm nhanh các triệu chứng khó chịu nơi cổ họng.

Bài thuốc đã được nghiên cứu và kiểm nghiệm trên hơn 1230 bệnh nhân, mở ra hi vọng mới cho người mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên.

VTV 2 đưa tin về An Hầu Đan

Để đặt mua hoặc hỗ trợ tư vấn về sản phẩm xin vui lòng liên hệ tại đây hoặc tổng đài miễn cước 1800 6523.  Để hỗ trợ người dân phòng ngừa viêm đường hô hấp, chúng tôi có nhiều chương trình khuyến mãi đặc biệt và không tăng giá bán.

Bác sĩ CỐ VẤN - PGS TS HOÀNG HÀ

Bác sĩ chuyên khoa hô hấp - Giảng viên Bộ môn lao trường Đại học Y Thái Nguyên

Tiểu sử:

Từng là Trung uý, Bác sĩ Quân y trong Quân đoàn 26. Sau gần 50 năm không ngừng cống hiến và phát triển, Bs. Hoàng Hà đã đưa rất nhiều dược liệu quý của dân tộc vào các công trình nghiên cứu của mình. Ông được xem như “Người thổi hồn cho những bài thuốc cổ”, chuyên giúp người - giúp đời.

Trả lời

chat-active-icon