Người bị viêm amidan mãn tính có nên cắt không?

“Bị viêm amidan mãn tính có nên cắt không?” là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay. Bởi nếu cắt amidan thì đồng nghĩa với việc bỏ đi hàng rào bảo vệ cơ thể. Nhưng nếu không cắt, viêm amidan gây nên rất nhiều phiền toái cho cuộc sống của người bệnh. 

Hiểu rõ hơn về viêm amidan mãn tính

Người bị viêm amidan được chia thành 2 dạng: Viêm amidan cấp tính và viêm amidan mãn tính. Trong đó, viêm amidan mãn tính thường nghiêm trọng hơn, có mức độ diễn tiến nặng hơn so với cấp tính. 

Viêm Amidan mãn tính là gì?
Viêm Amidan mãn tính là gì?

Vậy, viêm amidan mãn tính là gì? Là tình trạng viêm amidan bị viêm tái đi tái lại nhiều lần trong năm, (ít nhất 5-6 lần/năm). Thực chất, da phần viêm amidan mãn tính xuất hiện do amidan cấp tính không được điều trị tốt dẫn đến biến chứng. Bệnh gây viêm nhiễm, phù nề, và đau rát amidan nghiêm trọng. 

Mọi đối tượng đều có thể mắc viêm amidan mãn tính, bao gồm cả người lớn, người già và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là viêm amidan mãn tính ở trẻ em. 

Bị viêm amidan mãn tính có nên cắt?

“Tôi bị viêm amidan mãn tính, thường xuyên bị đau rát cổ họng, đờm dày ở cổ, có cảm giác nuốt vướng và khó khạc nhổ. Mặc dù thường xuyên vệ sinh răng miệng nhưng hơi thở vẫn có mùi hôi. Vậy tôi bị viêm amidan mãn tính có nên cắt không?” Anh Minh Hưng ở Thanh Xuân – Hà Nội. 

Bị viêm amidan mãn tính có nên cắt?
Bị viêm amidan mãn tính có nên cắt?

Trên thực tế, nhiều trường hợp bị viêm amidan mãn tính thường được bác sĩ chỉ định nên cắt bỏ. Tuy nhiên, bác sĩ Lê Phương, Giám đốc Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam cho biết: “Không phải cứ viêm amidan là cần cắt bỏ”. 

Click để biết: 7 điều cần biết về cắt amidan

Để quyết định viêm amidan mãn tính có nên cắt hay không cần xem xét kỹ lưỡng nhiều yếu tố:

  • Độ tuổi của người mắc viêm amidan
  • Tần suất tái viêm
  • Tình trạng bệnh
  • Tình trạng sức khỏe và những bệnh lý khác của người bệnh. 
  • Có nguy cơ biến chứng hay không?

Các trường hợp được cân nhắc phẫu thuật cắt amidan

  • Viêm amidan mãn tính tái đi tái lại nhiều lần trong năm, tối thiểu 5-6 lần/năm
  • Người bị viêm amidan mãn tính biến chứng thành viêm xoang, viêm tai giữa, viêm cơ tim, viêm cầu thận…
  • Amidan sưng to, kích thước khối amidan quá lớn gây khó thở, ăn uống khó khăn
  • Người bệnh không chỉ tái phát mà còn xuất hiện nhiều hạch ở cổ, khi nhấn vào sẽ thấy đau
  • Viêm amidan dẫn đến áp xe quanh amidan
  • Amidan có nhiều hốc mủ, gây hôi miệng, khó nuốt, nuốt vướng. 
Trường hợp nào, người bệnh nên cắt amidan?
Trường hợp nào, người bệnh nên cắt amidan?

Trường hợp nào bị viêm amidan mãn tính không nên cắt?

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, những trường hợp dưới đây không nên thực hiện phẫu thuật nạo cắt amidan.

  • Trường hợp tuyệt đối không cắt amidan:
    • Người bị bệnh chảy máu
    • Người bị rối loạn đông máu
    • Người bị suy tim
    • Người bị tăng huyết áp…
  • Chống chỉ định tạm thời:
    • Người bị viêm họng, viêm mũi, viêm xoang
    • Người đang bị mụn nhọt, cơ địa dị ứng, hen phế quản
    • Người đang có biến chứng áp xe amidan, viêm thận cấp tính, viêm khớp…
    • Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, đang mang thai hoặc cho con bú
    • Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh
  • Hết sức thận trọng khi cắt amidan trong các trường hợp sau:
    • Trẻ em dưới 5 tuổi
    • Người bị ốm đang trong giai đoạn tiêm chủng
    • Người dùng một số thuốc nội tiết tố, thuốc giảm đau…

Phẫu thuật cắt amidan có nguy hiểm không?

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp cắt amidan cho người viêm amidan mãn tính. Tuy nhiên, các thủ thuật cắt amidan vẫn có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như:

➡️ Chảy máu trong quá trình phẫu thuật: Khi bác sĩ làm sai kỹ thuật, cắt chạm vào mạch máu gây chảy máu nhiều. Trong trường hợp không cầm máu kịp thời có thể gây mất máu cấp có thể dẫn tới tử vong.

➡️ Sốc phản vệ với thuốc gây mê: Quá trình cắt amidan cần sử dụng thuốc gây mê, gây tê. Có một vài trường hợp bị dị ứng với thành phần của thuốc hoặc xảy ra tình trạng các loại thuốc kháng nhau trong môi trường cơ thể dẫn tới tình trạng “sốc phản vệ”.

Ví dụ như trường hợp bé H.T.A(5 tuổi) ở huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái tử vong khi gây mê để cắt amidan tại bệnh viện, xác định nguyên nhân là do sốc phản vệ độ 4.

Việt Nam ghi nhận nhiều trường hợp tử vong do cắt amidan

➡️ Nhiễm trùng sau phẫu thuật: Trường hợp này ít xảy ra nhưng cũng có thể xuất hiện, người bệnh bị nhiễm trùng ở cổ họng và gây ra một số biến chứng không mong muốn. Nguyên nhân do dụng cụ phẫu thuật không được sát trùng hoặc do trong quá trình chăm sóc sau phẫu thuật.

Có thể thấy, rất nhiều trường hợp cắt amidan để lại biến chứng không mong muốn. Vì vậy, để biết mình hoặc người thân bị viêm amidan mãn tính có nên cắt hay không, hãy liên hệ ngay với chuyên gia để được tư vấn hỗ trợ miễn phí 18006523.

Bác sĩ CỐ VẤN - Hoàng Sầm

Bác sĩ đa khoa - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Tiểu sử:

Sinh ra trong gia đình truyền thống 13 đời làm nghề thuốc, BS Hoàng Sầm đam mê và dành nhiều tâm huyết nghiên cứu dược liệu. Ông được biết đến là một thầy thuốc giỏi, nhà khoa học tài ba. Hiện ông đang giữ chức vụ “Chủ tịch Viện Y học Bản địa” và được mệnh danh là “Người hồi sinh nền y học bản địa nước nhà”.

chat-active-icon