Viêm amidan có lây không? Phòng tránh viêm amidan như thế nào?

Viêm amidan là một bệnh tai mũi họng khá phổ biến. Tuy nhiên, rất nhiều người thắc mắc viêm amidan có lây không và phòng tránh bệnh như thế nào?

Làm sao để biết có đang bị viêm amidan không?

Để biết mình có bị viêm amidan không, người bệnh thường dựa vào các triệu chứng sau:

Viêm amidan cấp tính

Viêm amidan có lây không? ảnh 1
Triệu chứng viêm amidan cấp tính thường gặp nhất

Viêm amidan cấp tính có các triệu chứng như:

  • Đau họng, khô, nóng rát cổ họng, đau tăng khi nhai nuốt. 
  • Người có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, cảm giác ớn lạnh. 
  • Sốt cao từ 39 – 40 độ C.
  • Khàn tiếng, thở khò khè, hơi thở có mùi hôi. 
  • Amidan sưng to, đỏ, có thể thấy được các chấm mủ trắng ở trên bề mặt. 

Viêm amidan mãn tính

Các triệu chứng của viêm amidan mãn tính thường không biểu hiện rõ ràng. Phần lớn giống với triệu chứng của viêm amidan cấp tính. Tuy nhiên, người bệnh sẽ xuất hiện thêm một số biểu hiện khác như:

  • Cổ họng có cảm giác vướng khi ăn uống. 
  • Hơi thở có mùi hôi dù đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ. 
  • Ho khan, ho kéo dài sau khi thức dậy. 
  • Thể trạng yếu, xuất hiện sốt về chiều. 

Riêng đối với trẻ em có thể xuất hiện dấu hiệu chảy nước dãi do tăng tiết dịch, quấy khóc, chán ăn,…

Viêm amidan có lây không?

Mọi người hay nghĩ các bệnh lý về đường hô hấp thường có khả năng lây nhiễm. Nhưng riêng amidan thì không có tính lây lan từ người này sang người khác như các bệnh hô hấp thông thường. Do đó, bạn và những người xung quanh không cần quá lo lắng khi có tiếp xúc với người bị viêm amidan.

Viêm amidan được gây ra bởi những nguyên nhân hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm như:

  • Môi trường ô nhiễm khiến cơ thể tiếp xúc với nhiều vi khuẩn hơn, nguy cơ mắc amidan cũng cao hơn. 
  • Mắc các bệnh răng miệng là nguyên nhân khiến vi khuẩn trong khoang miệng phát triển và tấn công amidan gây viêm. 
Viêm amidan có lây không? ảnh 2
Môi trường ô nhiễm gây viêm amidan
  • Các bệnh đường hô hấp như viêm họng, cúm,… làm các vi khuẩn bội nhiễm tấn công vào amidan gây viêm. 
  • Sức đề kháng kém làm vi khuẩn dễ xâm nhập và tấn công vào amidan. 

Tuy viêm amidan không lây nhiễm nhưng bệnh lại có tính di truyền. Có tới khoảng 60% ca mắc viêm amidan có liên quan tới các yếu tố di truyền, 40% còn lại là do các yếu tố từ bên ngoài. 

Viêm amidan có lây không? ảnh 3
Viêm amidan có lây không?

Phòng tránh viêm amidan như thế nào?

Mặc dù viêm amidan không lây từ người này sang người khác nhưng bệnh lại gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người mắc. Do đó, phòng tránh viêm amidan để bệnh không tiến triển nặng là điều rất cần thiết. 

  • Rửa tay thường xuyên, nhất là sau khi ho, hắt hơi hoặc sau khi cham vào mắt, mũi, miệng. 
  • Sử dụng tay hoặc khăn giấy để che mỗi khi ho. 
  • Giữ vệ sinh răng miệng nhất là sau khi ăn để tránh vi khuẩn tấn công men răng, niêm mạc cổ họng và khoang miệng. 
  • Súc miệng bằng nước muối thường xuyên để giảm hôi miệng cũng như các triệu chứng đau họng, ho,…
  • Không nên ăn đồ ăn quá nóng, cay, thực phẩm đông lạnh, chất kích thích, đồ hộp. Luôn giữ ấm cơ thể, nhất là khi thay đổi thời tiết. 
Viêm amidan có lây không? ảnh 4
Người bị viêm amidan nên hạn chế ăn đồ cay nóng
  • Nếu mắc các bệnh về đường hô hấp thì cần điều trị dứt điểm, tránh kéo dài gây viêm amidan. 
  • Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện và điều trị sớm, tránh các biến chứng về sau. 
  • Có chế độ ăn uống khoa học, kết hợp tập thể dục nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng. 

Hy vọng thông qua bài viết đã giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi viêm amidan có lây không. Khi nhận thấy những dấu hiệu của bệnh viêm amidan người bệnh nên gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nếu cần tư vấn thêm về viêm amidan và cách điều trị hiệu quả, hãy gọi ngay đến Tổng đài 1800 6523 để được chuyên gia tư vấn miễn phí nhé!

Bác sĩ CỐ VẤN - Hoàng Sầm

Bác sĩ đa khoa - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Tiểu sử:

Sinh ra trong gia đình truyền thống 13 đời làm nghề thuốc, BS Hoàng Sầm đam mê và dành nhiều tâm huyết nghiên cứu dược liệu. Ông được biết đến là một thầy thuốc giỏi, nhà khoa học tài ba. Hiện ông đang giữ chức vụ “Chủ tịch Viện Y học Bản địa” và được mệnh danh là “Người hồi sinh nền y học bản địa nước nhà”.

chat-active-icon