Hướng dẫn cách phân biệt viêm Amidan và viêm VA đúng chuẩn

Viêm amidan và viêm VA đều là những bệnh lý Tai – Mũi – Họng thường gặp ở trẻ em. Do có khá nhiều triệu chứng tương tự nhau nên đôi khi khiến mọi người nhầm lẫn. Phân biệt viêm amidan và viêm VA có giống nhau không? sẽ giúp việc điều trị diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả.

Bài viết dưới đây An Hầu Đan xin cung cấp một số thông tin cần thiết để cha mẹ có thể tham khảo.

Cấu tạo của Amidan và VA 

Amidan và VA là các tổ chức bạch huyết nằm ở ngã tư hầu họng, đóng vai trò quan trọng giúp bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Amidan (hay amidan khẩu cái) là khối mô màu hồng, hình oval nằm ở 2 thành bên họng. Amidan có thể có kích thước lớn nhỏ khác nhau ở từng trẻ

Amidan và VA là các tổ chức bạch huyết nằm ở ngã tư hầu họng
Amidan và VA là các tổ chức bạch huyết nằm ở ngã tư hầu họng

VA (hay amidan vòm) là khối tổ chức bạch huyết hình tam giác nằm ở vòm mũi họng. Khi thở vào, không khí vào mũi, qua VA rồi mới vào phổi. Bình thường VA chỉ dày khoảng 4 -5 mm, tuy rất mỏng nhưng xếp theo hình lá nên diện tiếp xúc rộng.

Cả amidan và VA đều là những bộ phận bình thường của con người, xuất hiện từ lúc mới chào đời. Chúng có xu hướng phát triển ở giai đoạn trẻ nhỏ, càng lớn chúng càng teo dần đi.

Đối tượng mắc viêm amidan và viêm VA 

Viêm amidan thường xảy ra ở độ tuổi từ 6 – 18 tuổi hoặc những người có độ tuổi lớn hơn.

Viêm VA xuất hiện ở trẻ từ 6 tháng tuổi, phổ biến ở độ tuổi từ 2 – 5. Sau đó VA bị teo dần, khả năng mắc bệnh cũng giảm theo. Tuy nhiên, với những người bị viêm VA kéo dài thì khi trưởng thành, họ cũng sẽ có nguy cơ bị lại.

Viêm amidan và viêm VA thường xảy ra ở trẻ em do có hệ miễn dịch còn non nớt

Dấu hiệu nhận biết viêm amidan và viêm VA 

1/ Dựa vào quan sát

  • Amidan nằm ở 2 bên vòm họng nên rất dễ quan sát. Há to miệng, nếu thấy có dấu hiệu sưng đỏ và kích thước amidan to hơn bình thường thì rất có thể bạn đã bị viêm amidan. 
  • VA nằm ở sau vòm mũi họng, nên khi xảy ra viêm VA bạn sẽ không thể trông thấy các triệu chứng thực thể bằng mắt thường.
Amidan nằm ở 2 bên vòm họng còn VA nằm sau vòm họng

2/ Dựa vào triệu chứng lâm sàng

Ngoài triệu chứng thực thể, bạn cũng có thể nhận biết viêm amidan và viêm VA thông qua những triệu chứng lâm sàng. Cả 2 bệnh đều diễn tiến qua 2 giai đoạn là cấp tính và mãn tính. Tùy vào từng giai đoạn khác nhau sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau.

→ Viêm amidan

  • Viêm amidan cấp tính:  Biểu hiện điển hình nhất là sốt cao 38 – 39ºC. Cơ thể mệt mỏi, đau đầu, cảm thấy chán ăn, tiểu tiện thấy có màu đỏ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ cảm thấy khó nuốt, khô rát vùng họng, ho có đờm, đau ngực, khàn tiếng…
  • Viêm amidan mãn tính: Khi bệnh chuyển sang mãn tính, người bệnh hay bị sốt vặt, cổ họng có cảm giác ngứa rát, nuốt thấy vướng, hơi thở có mùi hôi, vào mỗi buổi sáng thường bị ho khan.
Người bệnh viêm amidan sẽ cảm thấy khó nuốt, khô rát vùng họng, ho có đờm...
Người bệnh viêm amidan sẽ cảm thấy khó nuốt, khô rát vùng họng, ho có đờm…

Viêm VA

Viêm VA cấp tính: Cũng giống như viêm amidan, trẻ bị viêm VA sẽ có triệu chứng sốt cao, nhưng mức độ sốt trầm trọng hơn. Một số trường hợp có thể sốt đến 39 – 40ºC. Đi kèm đó là nôn mửa, hệ tiêu hóa rối loạn, co giật, khó thở… 

Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị nghẹt mũi, sổ mũi, ngủ ngáy. Nếu đối tượng mắc bệnh là người trưởng thành, họ sẽ thấy mệt mỏi, khô rát vùng cổ họng, đau đầu…

  • Viêm VA mãn tính: Biểu hiện thường gặp là ho, hay sốt vặt, ảnh hưởng đến quá trình phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ có các biểu hiện khác như nghẹt mũi, sổ mũi, phải thường xuyên thở bằng đường miệng…

Biến chứng của viêm amidan và viêm VA

Phần lớn các trường hợp mắc viêm amidan và viêm VA đều có mức độ nhẹ, đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị. Tuy nhiên nếu không can thiệp điều trị kịp thời, đúng cách bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

1/ Viêm amidan

Viêm amidan cấp tính nếu không được chữa trị dứt điểm sẽ gây biến chứng viêm quanh vùng amidan, áp xe quanh amidan. Bệnh kéo dài làm cho các vi khuẩn xâm nhập sâu gây sưng, tạo mủ tại amidan. Người bệnh sẽ thấy bị đau răng, cơn đau lan dần lên tai, ăn uống khó khăn vì khó mở miệng và khó nuốt.

Ngoài ra, viêm amidan còn có thể gây ra các biến chứng khác như viêm xoang, viêm mũi, viêm tai giữa, viêm thận, viêm khớp…

Viêm amidan và viêm VA nếu không được điều trị đúng sẽ gây ra nhiều biến chứng
Viêm amidan và viêm VA nếu không được điều trị đúng sẽ gây ra nhiều biến chứng

2/ Viêm VA

Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhưng viêm VA lại rất dễ tái phát. Nếu không được chữa trị sớm, bệnh có thể gây nên các biến chứng nghiêm trọng như viêm tai giữa, viêm mũi, viêm xoang, viêm thanh quản,  Viêm khớp, viêm tim, viêm thận…

Ngoài ra, bệnh sẽ làm cho trẻ ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ. Tình trạng này kéo dài sẽ gây suy tim, thậm chí khiến trẻ bị ngừng thở và dẫn đến tử vong.

Phương pháp điều trị viêm amidan và viêm VA

Phương pháp điều trị viêm amidan và viêm VA thường phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Trong giai đoạn cấp và mãn tính, thường điều trị các triệu chứng bằng thuốc và các biện pháp chăm sóc tại nhà.

Tuy nhiên ở giai đoạn quá phát hoặc tái phát nhiều lần, bác sĩ có thể chỉ định nạo VA và cắt amidan.

1/ Điều trị viêm amidan

Với viêm amidan cấp tính: Tùy thuộc vào mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng các loại thuốc khác nhau. Thường là thuốc kháng viêm, giảm đau, hạ sốt hoặc các sản phẩm Đông y.

Viêm amidan mãn tính: Có thể được chỉ định phẫu thuật cắt amidan.

Nếu bệnh tái phát nhiều lần, bác sĩ có thể chỉ định nạo VA và cắt amidan.
Nếu bệnh tái phát nhiều lần, bác sĩ có thể chỉ định nạo VA và cắt amidan.

2/ Điều trị viêm VA

Nếu trẻ bị viêm VA nhẹ, có thể tự điều trị tại nhà bằng cách xây dựng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Thường xuyên dùng dung dịch nước muối để rửa mũi, tắm rửa, vệ sinh cho trẻ thường xuyên, giữ ấm cho trẻ nếu trời lạnh… Đồng thời bổ sung thêm các sản phẩm Đông y giúp điều trị an toàn, giảm các triệu chứng khó chịu. 

Trường hợp nặng hơn, cha mẹ nên đưa trẻ đến các bệnh viện để bé được thăm khám và điều trị. Tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ có thể kê các loại thuốc hoặc chỉ định phẫu thuật nạo VA.

Lưu ý: Nạo VA và cắt amidan thường được chỉ định cho trường hợp viêm amidan quá phát và VA phì đại. Đây là các thủ thuật ngoại khoa khá đơn giản nhưng vẫn có khả năng xuất hiện các rủi ro. Vì vậy, chỉ nạo VA và cắt amidan khi có chủ định của bác sĩ.

Biện pháp phòng ngừa viêm amidan và viêm VA

Viêm amidan và viêm VA đều là những bệnh xảy ra khi bị các vi khuẩn và virus tấn công. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cho trẻ và cho chính bản thân, các bậc phụ huynh có thể áp dụng một số biện pháp như sau:

  • Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý: Cơ thể được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn. Nhờ vậy khả năng kháng lại bệnh tật cũng tốt hơn, giảm được nguy cơ mắc bệnh viêm amidan và viêm VA.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để giúp trẻ tăng cường sức khỏe hạn chế nguy cơ mắc viêm amidan và viêm VA
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để giúp trẻ tăng cường sức khỏe hạn chế nguy cơ mắc viêm amidan và viêm VA
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, cần phải vệ sinh răng miệng thường xuyên. Nên tập thói quen cho trẻ đánh răng ít nhất là 2 lần mỗi ngày, súc miệng bằng nước muối để diệt vi khuẩn.
  • Tập những thói quen tốt cho trẻ: Như rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, không ngậm đồ vật, không cắn móng tay để hạn chế nguy cơ viêm amidan và viêm VA.
  • Chú ý giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ họng cho trẻ vào những ngày thời tiết lạnh hoặc vào thời điểm giao mùa.
  • Tiêm chủng vắc xin phòng cúm cho trẻ hàng năm.
  • Nên tránh xa khói bụi, khói thuốc lá hay những khu vực bị ô nhiễm…

Giải pháp cho viêm amidan và viêm VA từ Viện Y Học Bản Địa Việt Nam  

Viện Y Học Bản Địa Việt Nam, đứng đầu là Bác sĩ Hoàng Sầm – Chủ tịch viện đã nghiên cứu thành công sản phẩm dành riêng cho đối tượng viêm amidan, viêm VA, viêm họng với tên An Hầu Đan dưới 2 dạng bào chế là viên uống cho người lớn và siro cho trẻ nhỏ.

An Hầu Đan chiết xuất hoàn toàn từ các loại thảo dược được trồng tại vườn dược liệu đạt chuẩn EU Tả Phìn Hồ Hà Giang. Sản phẩm được sản xuất và đóng gói dưới dây chuyển đạt chuẩn GMP, đã được thử nghiệm cho hiệu quả đạt 97,56%.

An Hầu Đan được sản xuất và đóng gói dưới dây chuyển đạt chuẩn GMP, đã được thử nghiệm cho hiệu quả đạt 97,56%
An Hầu Đan được đã được thử nghiệm cho hiệu quả đạt 97,56%

An Hầu Đan đã được chứng nhận An toàn thực phẩm bởi Bộ Y Tế và đạt huy chương vàng vì sức khỏe cộng đồng năm 2019. Sản phẩm là sự lựa chọn hàng đầu khi mắc viêm họng, viêm amidan, viêm VA cấp và mạn.

Để được tư vấn kỹ lưỡng về tình trạng Viêm đường hô hấp của mình, bạn hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18006523 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ nhé.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn phân biệt được viêm amidan và viêm VA đúng chuẩn. Nhờ vậy các bậc phụ huynh có thể dễ dàng nhận biết tình trạng bệnh của con để có các biện pháp điều trị phù hợp.

Bác sĩ CỐ VẤN - Hoàng Sầm

Bác sĩ đa khoa - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Tiểu sử:

Sinh ra trong gia đình truyền thống 13 đời làm nghề thuốc, BS Hoàng Sầm đam mê và dành nhiều tâm huyết nghiên cứu dược liệu. Ông được biết đến là một thầy thuốc giỏi, nhà khoa học tài ba. Hiện ông đang giữ chức vụ “Chủ tịch Viện Y học Bản địa” và được mệnh danh là “Người hồi sinh nền y học bản địa nước nhà”.

chat-active-icon