Kiến thức nằm lòng về bệnh viêm phế quản co thắt

Viêm phế quản co thắt là một bệnh lý rất hay gặp ở người lớn và ở mọi lứa tuổi không phân biệt giới tính. Vì được coi là một bệnh lành tính và không quá nguy hiểm đến tính mạng nên khiến nhiều người chủ quan trong việc chữa trị. Khiến cho bệnh biến chứng nặng thêm.

Bạn muốn biết thêm về bệnh viêm phế quản co thắt? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây!

Thế nào là viêm phế quản co thắt

Viêm phế quản co thắt là một thể bệnh của viêm phế quản, không phải là một triệu chứng của hen. Bệnh xảy ra khi niêm mạc phế quản bị viêm, dẫn tới tình trạng sưng phế quản, phù nề và co thắt làm cho đường thở bị hẹp lại.

Về giải phẫu cơ thể, phế quản là đường ống dẫn khí đi từ khí quản vào đến tận phổi, lúc đầu là phế quản gốc bên trái và phải, sau đó đến các phế quản nhỏ hơn rồi đến các tiểu phế quản tiếp giáp với các phế nang.

Do vậy khi bị viêm phế quản co thắt, nghĩa là toàn bộ đường dẫn khí vào phổi bị viêm nhiễm và chít hẹp do phù nề, co thắt.

Thế nào là viêm phế quản co thắt?
Thế nào là viêm phế quản co thắt?

Người mắc bệnh thường có hơi thở khó nhọc, thậm chí là thở rít giống như người bị hen suyễn. Chính điều này khiến nhiều người nhầm lẫn giữa bệnh viêm phế quản co thắt với bệnh hen suyễn. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên viêm phế quản như virus, phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn… và hầu hết viêm phế quản là do virus.

Nếu căn nguyên là virus thì không phải điều trị thuốc kháng sinh. Còn khi đã có biểu hiện nhiễm khuẩn thì cần điều trị bằng kháng sinh càng sớm càng tốt. Lý tưởng nhất là điều trị theo kháng sinh đồ. Khi điều trị kháng sinh, cần phải sử dụng đúng liều lượng đã được kê đơn và phải dùng đủ thời gian.

Nguyên nhân gây nên tình trạng viêm phế quản co thắt
Nguyên nhân gây nên tình trạng viêm phế quản co thắt

Lưu ý: Viêm phế quản co thắt cần được phân biệt với hen phế quản để có hướng dự phòng tái phát. Việc phân biệt giữa hai bệnh có đôi chút khó khăn. Nhiều khi phải nhờ vào kết quả điều trị mới phân biệt được. Trẻ nhỏ được điều trị bằng thuốc kháng sinh nhưng bệnh vẫn có xu hướng diễn biến kéo dài thì có thể bị hen chứ không phải viêm phế quản co thắt.

Với người lớn, việc phân biệt có phần thuận lợi hơn vì chúng ta căn cứ vào một số triệu chứng có giá trị giúp cho chuẩn đoán. Ví dụ: Người bệnh có những biểu hiện sau đây: ho hoặc nặng ngực về đêm, khó thở về đêm, có tiếng thở rít, tiếng cò cử… Sẽ giúp thầy thuốc chuẩn đoán ra hen phế quản chứ không phải viêm phế quản co thắt.

Cách điều trị viêm phế quản co thắt

Muốn điều trị bệnh viêm phế quảnco thắt đúng cách và hiệu quả. Chúng ta cần đánh giá chính xác nguyên nhân gây bệnh và mức độ, tình trạng bệnh thì mới có thể xác định được đúng thuốc cần dùng. Đó có thể là những loại thuốc làm phế quản co giãn ra dưới dạng thuốc uống. Bình xịt hoặc tiêm có thể được sử dụng trong trường hợp bệnh nhẹ.

Không nên tự ý mua thuốc, đặc biệt là thuốc cortcoid, chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sỹ. Trong trường hợp có bội nhiễm cần dùng thêm thuốc kháng sinh. Những trường hợp bệnh nặng, người bệnh cần phải được nhập viện để điều trị kịp thời. Đa số các trường hợp viêm phế quản co thắt nặng cần được thở Oxy.

Cách điều trị viêm phế quản co thắt hiệu quả
Cách điều trị viêm phế quản co thắt hiệu quả

Nhập viện là cách điều trị bệnh tốt nhất. Bác sỹ sẽ theo dõi tình trạng và diễn biến của bệnh để đưa ra những biện pháp phù hợp nhất để chữa trị kịp thời. Tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Làm sao để phòng ngừa bệnh viêm phế quản co thắt?

Phòng ngừa bệnh là việc rất cần thiết và quan trọng hơn là để bệnh xảy ra rồi phải chữa trị. Bên cạnh việc hạn chế những nguy cơ gây bệnh. Mỗi người cần nâng cao sức đề kháng để có một cơ thể khỏe mạnh. Phòng bệnh cho bản thân, gia đình và những người xung quanh.

  • Tự ý thức bảo vệ đường hô hấp của mình, tránh – hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói thuốc và các chất độc hại.
  • Nếu nuôi vật nuôi, bạn không nên cho chúng tự do trong nhà. Cần cách ly chúng với môi trường sinh hoạt hằng ngày của gia đình bạn.
  • Kiêng tuyệt đối những thực phẩm gây ra dị ứng nếu bạn có cơ thể nhạy cảm dễ mắc bệnh.
  • Tập thể dụng thường xuyên, nhưng không nên chọn các môn thể thao quá sức. Làm việc và có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý tránh để stress, căng thẳng kéo dài.

Hy vọng những thông tin từ bài viết trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh viêm phế quản co thắt. Cũng như phương pháp điều trị và cách thức phòng bệnh tốt nhất cho bản thân và những người xung quanh.

Bác sĩ CỐ VẤN - PGS TS HOÀNG HÀ

Bác sĩ chuyên khoa hô hấp - Giảng viên Bộ môn lao trường Đại học Y Thái Nguyên

Tiểu sử:

Từng là Trung uý, Bác sĩ Quân y trong Quân đoàn 26. Sau gần 50 năm không ngừng cống hiến và phát triển, Bs. Hoàng Hà đã đưa rất nhiều dược liệu quý của dân tộc vào các công trình nghiên cứu của mình. Ông được xem như “Người thổi hồn cho những bài thuốc cổ”, chuyên giúp người - giúp đời.

chat-active-icon