Amidan là gì? Vai trò của amidan đối với cơ thể?

Viêm amidan là bệnh lý rất thường gặp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết amidan là gì và amidan có vai trò như thế nào đối với cơ thể. Để có thêm thông tin về amidan cùng theo dõi ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Amidan là gì?

Amidan là tổ chức lympho lớn nhất trong cơ thể, chúng nằm ở phía dưới niêm mạc hầu và 2 bên thành họng. 

Amidan là một phần của hệ bạch huyết, đóng vai trò quan trọng với sức khỏe của cơ thể. 

Amidan là gì?
Amidan là gì?

Mỗi amidan sẽ bao gồm các mô tương tự hạch bạch huyết, được bao phủ bởi một lớp niêm mạc màu hồng. Đi qua các lớp niêm mạc này là các hố, hay còn gọi là crypts. 

Khi mở rộng miệng, bạn có thể nhìn thấy một phần của amidan, đó chính là các mô mềm ở 2 bên thành họng, ngay sau miệng. 

Cấu tạo của amidan

Nếu nhìn từ ngoài vào trong, amidan có cấu tạo 3 lớp:

  • Biểu mô phủ: Đây là lớp mô nằm ở phía trên. Biểu mô phủ giúp che chắn, bảo vệ và loại bỏ các tác nhân gây bệnh bám trên bề mặt amidan.
  • Mô liên kết: Nằm ngay dưới lớp biểu mô phủ. Mô liên kết rất mỏng và chứa nhiều mạch máu giúp nuôi dưỡng amidan. 
  • Hạch bạch huyết: Đây là phần quan trọng và nằm ở lớp trong cùng. Hạch bạch huyết tiết ra các kháng thể tự nhiên Immunoglobulin giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. 

Ngoài ra, amidan còn bao gồm 4 khối, nằm ở xung quanh cửa hầu, xếp thành một vòng bạch huyết kín hay còn gọi là vòng Waldeyer gồm:

Amidan vòm

Amidan vòm nằm tại vòm họng và có hình tam giác. Đâu cũng là hạch bạch huyết lớn nhất của cơ thể. 

Vì nằm tại cửa ngõ ra vào của hầu họng nên amidan vòm rất dễ bị các tác nhân gây hại tấn công gây bệnh. 

Amidan vòi

Đây là khối amidan có ít tổ chức lympho nhất và thường không được chú ý khi nhắc tới amidan. 

Amidan vòi gồm 2 phần chia đều cho 2 bên trái – phải và ngay dưới vòi Eustache. 

Cấu tạo của amidan
Cấu tạo của amidan

Amidan khẩu cái

Amidan khẩu cái gồm 2 khối hình ovan màu hồng với kích thước thay đổi tùy thuộc vào từng độ tuổi. Đây cũng là amidan lớn nhất trong vòng bạch huyết và bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường khi dùng đèn soi vào họng. 

Amidan lưỡi

Amidan lưỡi nằm ở dưới đất lưỡi, tập trung ít tế bào lympho nhất. Khối amidan này thường phát triển nhanh trong độ tuổi từ 1 – 2 và đạt định ở tuổi 4 – 7, sau đó sẽ teo dần khi trưởng thành. 

Vai trò của amidan đối với cơ thể

Mặc dù chỉ là cơ quan nhỏ nhưng amidan lại đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì khả năng miễn dịch của cơ thể. 

Amidan có chức năng chính là tiết ra các lympho bào và kháng thể giúp cơ thể chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh. 

Ngoài ra, amidan còn có chứa các tế bào có lợi như:

  • Tế bào bạch cầu B: Sản xuất ra các kháng thể để chống lại bệnh cúm, viêm phổi do liên cầu khuẩn, bại liệt và nhiễm trùng. 
  • Tế bào bạch cầu T: Giúp tiêu diệt các tế bào bị nhiễm virus. Giúp cơ thể xây dựng khả năng miễn dịch với một số tác nhân truyền nhiễm. 

Trong cấu tạo của amidan, amidan vòm có chức năng nhận diện vi khuẩn, tạo ra kháng thể tiêu diệt vi khuẩn tái xâm nhập. 

Vai trò của amidan đối với cơ thể
Vai trò của amidan đối với cơ thể

Khi hít vào, trước khi không khí vào phổi thì sẽ tiếp xúc với amidan vòm. Khi đó, vi khuẩn trong không khí sẽ bám vào bề mặt tiếp xúc của cơ quan này. Các tế bào bạch cầu ở đây sẽ bắt giữ, nhận diện vi khuẩn để tạo ra kháng thể. 

Kháng thể sau khi được tạo ra sẽ nhân lên và đi khắp nơi, nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là vùng mũi họng. Điều này giúp tạo miễn dịch tại chỗ chống lại sự tái nhiễm khuẩn. 

Do đó, amidan đóng vai trò quan trọng trong quá trình ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên. 

Một số bệnh amidan thường gặp

Dưới đây là một số bệnh amidan thường gặp, bạn nên tìm hiểu thật kỹ để ngăn ngừa cũng như chủ động điều trị:

Viêm amidan – Căn bệnh phổ biến nhất của Amidan

Viêm amidan là tình trạng các khối amidan bị sưng, phì đại do phản ứng viêm gây ra. 

Các triệu chứng điển hình như: Sốt, đau họng, ho, nhai nuốt khó khăn, buồn nôn, mệt mỏi,…. Nhìn vào sẽ thấy phía trên amidan xuất hiện các đốm mủ trắng. 

Dựa theo thời gian, triệu chứng viêm amidan được chia làm 2 loại là viêm amidan cấp tính và mãn tính. 

Thông thường, các triệu chứng sẽ trở nên tồi tệ hơn sau 2 – 3 ngày và khỏi hẳn trong khoảng 1 tuần. 

Viêm amidan là gì?
Viêm amidan là gì?

Viêm VA ở trẻ

VA hay Amidan vòm là tổ chức lympho ở vòm mũi họng và là một phần của Amidan. Do tiếp xúc với virus, vi khuẩn qua đường thở, nên bộ phận này rất dễ bị viêm. Viêm VA là bệnh thường gặp trong tai mũi họng.

Khi tổ chức này viêm và quá phát thành khối to (gọi là sùi vòm họng) thì sẽ gây cản trở tới việc hít thở không khí. VA phát triển đến 6 tuổi thì hết, cá biệt có thể thấy ở một số người trưởng thành.

Áp xe amidan

Áp xe amidan xảy ra do nhiễm khuẩn. Tình trạng này thường chỉ phát triển 1 bên, có thể theo sau một đợt viêm hoặc tự phát sinh. Một bên amidan bị ảnh hưởng sẽ sưng to và có dấu hiệu bất thường. 

Amidan trong một số trường hợp có thể gặp phải tình trạng áp xe amidan
Amidan trong một số trường hợp có thể gặp phải tình trạng áp xe amidan

Khi khối amidan bên cạnh ngày càng lớn lên và có mủ hình thành thì peritonsillar sẽ bị đẩy về đường giữa. Tình trạng này sẽ gây đau đớn và mệt mỏi. 

Ung thư amidan

Ung thư amidan bắt nguồn từ các tế bào trong amidan và xảy ra nhiều nhất ở amidan khẩu cái. Đây không phải loại ung thư thường gặp nhưng bạn cũng không nên chủ quan. Bởi nếu không được điều trị kịp thời nó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. 

Trên đây là những chia sẻ thông tin về amidan là gì, vai trò của amidan. Amidan là một cơ quan rất quan trọng với hệ hô hấp. Do đó, bạn nên bảo vệ cơ thể, tránh các yếu tố gây viêm nhiễm để amidan luôn khỏe mạnh!

Bác sĩ CỐ VẤN - Hoàng Sầm

Bác sĩ đa khoa - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Tiểu sử:

Sinh ra trong gia đình truyền thống 13 đời làm nghề thuốc, BS Hoàng Sầm đam mê và dành nhiều tâm huyết nghiên cứu dược liệu. Ông được biết đến là một thầy thuốc giỏi, nhà khoa học tài ba. Hiện ông đang giữ chức vụ “Chủ tịch Viện Y học Bản địa” và được mệnh danh là “Người hồi sinh nền y học bản địa nước nhà”.

chat-active-icon