Amidan có tác dụng gì với hệ hô hấp, sức khỏe con người?

Amidan là một bộ phận quan trọng của hệ hô hấp nói riêng và sức khỏe con người nói chung. Vậy chính xác amidan là gì? Nó được cấu tạo như thế nào? Amidan có tác dụng gì đối với cơ thể con người? Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin và phân tích chi tiết để bạn hiểu hơn về bộ phận này của cơ thể cũng như cách chăm sóc để amidan luôn khỏe mạnh.

Amidan là gì? Cấu tạo của amidan như thế nào?

Hầu như tất cả mọi người đều ít nhất một lần bị viêm amidan trong đời. Đặc biệt là khi còn nhỏ, hiện tượng này thường hay xảy ra. Đã bao giờ bạn thắc mắc về bộ phận này của cơ thể chưa?

1/ Amidan là gì?

Amidan hay còn gọi là vòng bạch huyết/vòng waldeyer, thực chất là một tổ chức lympho, nằm ở vị trí giao giữa đường hô hấp và ăn uống. Tổ chức lympho này bao gồm 6 khối và chia thành 2 đám ở 2 bên của cổ họng. Các khối này bao gồm: 1 khối amidan vòm, 2 khối amidan vòi, 2 khối amidan cái và 1 khối amidan lưỡi. 

Amidan là gì?
Amidan là gì?

Chúng ta có thể quan sát bằng mắt thường để thấy 1 phần của amidan. Trong đó 6 khối này, amidan khẩu cái có kích thước lớn nhất nhưng đồng thời cũng là bộ phận dễ bị tổn thương nhất khi có vi khuẩn xâm nhập. 

2/ Các khối amidan có cấu tạo cụ thể như thế nào?

6 khối amidan có cấu tạo và thực hiện 1 phần chức năng để cấu thành tổng thể một vòng bạch huyết. Chúng ta sẽ tìm hiểu cơ bản về từng khối amidan trong cơ thể:

  • Amidan vòm: hình dạng giống như một khối tam giác, nằm ở vòm họng hoặc thành sau của họng mũi. Amidan có tác dụng gì với cơ thể? Khối amidan này giúp cơ thể tạo hệ miễn dịch, chống lại các virus, vi khuẩn có hại. Khi cơ thể con người lớn dần, amidan vòm cũng giảm phát triển và khi cơ thể dậy thì cũng lúc nó teo lại.
Các khối amidan của cơ thể con người
Các khối amidan bên trong cơ thể
  • Amidan vòi: 2 khối amidan này không có nhiều chức năng đối với cơ thể và cũng chứa ít các tổ chức lympho. 
  • Amidan khẩu cái: khối này có hình ovan hồng với 2 trụ trước sau, bề mặt có các hốc sâu. Kích thước của nó tùy vào độ tuổi. Amidan khẩu cái đóng vai trò chính trong thực hiện chức năng của amidan nói chung đối với cơ thể.
  • Amidan lưỡi:  nó giống với amidan vòi, ít tổ chức lympho và cũng không đóng góp nhiều vai trò trong toàn khối amidan. 

Vậy amidan có tác dụng gì với hệ hô hấp và sức khỏe của con người?

Vai trò của amidan quan trọng đối với hệ hô hấp vì nó tạo miễn dịch dựa trên hoạt động của thực bào, tế bào T, và tế bào B có trong tổ chức lympho. 

⇒ Cơ chế hoạt động của amidan

  • Thực bào sẽ tiếp nhận và xử lý thông tin khi có tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể. 
  • Thông tin từ thực bào sẽ truyền tới các tế bào T rồi chuyển tới cho tế bào B. Tại vị trí của các tế bào B, kháng thể globulin miễn dịch sẽ được tạo ra. 
  • Đồng thời lúc này các lympho cũng được sản sinh bởi tế bào T để tham gia chung vào quá trình miễn dịch.
Amidan tạo miễn dịch bảo vệ cơ thể

Với cơ chế hoạt động này, amidan có thể được xem là bộ phận lọc đầu tiên của cơ thể, lọc và loại bỏ vi khuẩn, virus hay tuyến phòng vệ đầu tiên tổ chức hoạt động của hệ miễn dịch.

Nhưng amidan cũng là bộ phận dễ bị tổn thương nhất khi có vi khuẩn virus xâm nhập. Khi bộ phận này bị tổn thương sẽ khiến cho cơ thể bị ảnh hưởng xấu. Sức khỏe và quá trình hô hấp sẽ gặp rắc rối.

Amidan đóng vai trò bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn, virus có hại
Amidan đóng vai trò bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn, virus có hại

Để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, chúng ta cần thực hiện các biện pháp chăm sóc và bảo vệ amidan. Việc giữ gìn vệ sinh răng miệng, không sử dụng các chất kích thích, rượu bia sẽ hạn chế gây ra tổn thương cho amidan, đồng nghĩa với việc không làm giảm chức năng và hoạt động của hệ hô hấp.

➤ Có thể bạn quan tâm: Bệnh viêm Amidan và cách điều trị hiệu quả

Với một vài chia sẻ trên đây bạn đã hiểu amidan có tác dụng gì với cơ thể và hô hấp của con người rồi phải không? Hãy chú ý chăm sóc bản thân, giữ gìn vệ sinh răng miệng, chế độ sinh hoạt hợp lý amidan khỏe mạnh, hô hấp cơ thể tốt hơn.

Bác sĩ CỐ VẤN - Hoàng Sầm

Bác sĩ đa khoa - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Tiểu sử:

Sinh ra trong gia đình truyền thống 13 đời làm nghề thuốc, BS Hoàng Sầm đam mê và dành nhiều tâm huyết nghiên cứu dược liệu. Ông được biết đến là một thầy thuốc giỏi, nhà khoa học tài ba. Hiện ông đang giữ chức vụ “Chủ tịch Viện Y học Bản địa” và được mệnh danh là “Người hồi sinh nền y học bản địa nước nhà”.

Trả lời

chat-active-icon