Thuở có dịp lang thang vùng Tây Bắc, tôi vô tình được người dân nơi đây kể về một loại cây ít gặp: Cúc lục lăng. “Mỗi lần viêm họng, dân bản thường hái lá nhai dập, rồi ngậm, các triệu chứng đỡ hẳn” – anh bạn đi cùng nói.
Sau này, khi được cùng bác sĩ Hoàng Sầm – Chủ tịch Viện Y học Bản địa Việt Nam – trở lại mảnh đất này mới hay, loài cây này đã được khoa học Ấn Độ, Trung Quốc cũng như Việt Nam nghiên cứu từ lâu. Tuy vậy ở Việt Nam, không hẳn nhiều người biết tới. Nghe tên đã ít, bắt gặp càng khó hơn.
“Như tất cả những loài cây chỉ mọc ở các vùng miền núi, phải yêu, phải tìm thì mới thấy! Tôi đã yêu, đã thấy, đã tìm hiểu rất kỹ, và sẽ đưa những tính năng hữu ích nhất của cúc lục lăng đến với người Việt” – bác sĩ Hoàng Sầm nói về cơ duyên của mình đối với loại cây có khả năng kháng virus gây viêm họng, viêm amidan cực mạnh này.
Y học cổ truyền đã biết đến cúc lục lăng từ hơn 300 năm trước. Người Trung Quốc và Ấn Độ đã sử dụng cây này vào mục đích điều trị các bệnh liên quan đến đau hầu họng, kháng khuẩn khá hữu hiệu. Tây y cũng đã tiến hành nghiên cứu để xác định tính chính xác của các thành phần hoạt chất ở trong cây và đi đến kết luận: có tiềm năng để phát triển hoạt chất flavonoid có trong cúc lục lăng thành một loại thuốc chống viêm.
Viện Y học Bản địa Việt Nam cũng đã nghiên cứu rất lâu về loại cây này. Tuy nhiên, theo bác sĩ Hoàng Sầm, chỉ khi đã thành công trong việc biến một loài cây mọc hoang trên núi thành một sản phẩm có tên An Hầu Đan dùng để hỗ trợ cho người bị viêm họng, viêm amidan, ông mới chính thức lên tiếng về tác dụng của cúc lục lăng.
Theo ông, nếu được sử dụng sản phẩm chứa thành phần cúc lục lăng trong 6-12h đầu tiên kể từ khi virus gây viêm họng, viêm amidan tấn công cơ thể, chất sesquiterpene của cúc lục lăng sẽ ức chế lập tức sự phát triển của virus này, đồng thời giảm viêm nhanh nhờ khả năng ức chế hoạt động của Cytokine và Chemokine – các phân tử protein khởi động viêm
Như tất cả mọi loại cây họ Cúc khác, cúc lục lăng sống rất mãnh liệt. Từ khi hạt rơi xuống rồi trổ thành cây; cây phát triển khá nhanh. Mùa hoa nở rực rỡ trọn vẹn trong mùa thu; sau đó hoa tàn nhanh trở thành quả già; và tàn lụi.
Điểm đặc biệt là cúc lục lăng chỉ mọc ở độ cao 1200-1500m như Vân Nam – Trung Quốc; Tả Phìn Hồ (Hà Giang) và một số núi cao trên dãy Hoàng Liên Sơn. Vì độ quý giá của loại cây này, việc nghiên cứu để nhân rộng nguồn nguyên liệu đang là một bài toán hóc búa dành cho các nhà khoa học.
Trích nguồn: https://thegioiphunuonline.com/cuc-luc-lang-phai-yeu-phai-tim-moi-thay/
Theo Thế giới phụ nữ online