Nếu có dịp lên Tây Bắc, hẳn bạn chỉ nhớ đi tìm một ruộng bậc thang huyền thoại, một vườn tam giác mạch mướt hoa, một rừng đào mận khoe thắm cùng trời đất. Bạn thật khó để mắt tới một loài cúc dại: Cúc lục lăng! Nhưng khi đã một lần nhìn thấy, bạn sẽ chẳng bao giờ quên…
Loài cúc ấy mọc lẫn chìm giữa những đám cỏ dại. Khi mới trưởng thành từ những hạt từ mùa trước vương lại, cúc lục lăng bị các loài cây cỏ khác “nuốt chửng”.
Nhưng các cành cây bắt đầu vươn lên, rắn chắc. Khi chưa nở hoa, từng nụ hoa nhìn qua như một quả cầu gai nhỏ, xanh mướt, mọc trên những thân cạnh mạnh mẽ, vượt trội hơn các loài cỏ dại đã từng lớn lên cùng cúc lục lăng trước đây.
Cúc lục lăng được mô tả là loại cây thân mập 6 cạnh màu lục sẫm, cứng, phân nhánh nhiều, có rãnh dọc và có cánh; sống lâu năm, cao dưới 1m. Lá cây mọc so le, không cuống, hình mác, gốc thuôn, đầu tù hoặc nhọn, mép khía răng, hai mặt có lông mịn áp sát vào tuyến tiết.
Nhìn những hình ảnh này, hẳn không ai còn nghi ngờ gì khi các nhà khoa học Trung Quốc và Ấn Độ, cách đây 300 năm, đã công bố đây là những “chiến binh” chống lại mầm bệnh gây viêm họng! Nhiều nhà khoa học Việt Nam cũng ghi nhận, đồng bào các tỉnh vùng cao phía Bắc, với kinh nghiệm sống của mình, mỗi lần viêm họng, viêm amidan lại lên rừng hái vài lá cúc lục lăng nhai, các triệu chứng thuyên giảm nhanh chóng mà không cần sử dụng bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào.
Hoa bắt đầu nhú trên đầu cành cây mỗi độ thu về. Hoa tươi tắn như thể toàn bộ cây đã rút hết tinh túy của mình truyền nhựa sống cho hoa.
Theo thông tin từ Viện Y học Bản địa Việt Nam, cúc lục lăng có tên là Laggera alata, là một loài thực vật thuộc họ Cúc (Asteraceae). Trong đó, phân đoạn 14 của cúc lục lăng được khẳng định là có khả năng ức chế hoạt động của virus cúm – một trong những tác nhân hàng đầu gây ra viêm họng, viêm amidan.
Các cơ chế dược lý cho thấy phân đoạn thứ 14 hoạt động mạnh trong 6h đầu tiên, có khả năng ức chế sự sao chép và phát triển của virus gây bệnh, đồng thời ức chế hoạt động của cytokine và chemokine – các phân tử protein có tác dụng khởi động viêm.
Thầy thuốc nhân dân, PGS.TS Trần Quốc Bình, nguyên Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương xác nhận, cúc lục lăng là một trong những thảo dược có thể sử dụng trong hỗ trợ điều trị các bệnh như viêm họng, viêm amidan. Điều đặc biệt là có thể sử dụng lâu dài loại thảo dược này mà không hề có tác dụng phụ.Toàn thân cây cúc lục lăng đều được sử dụng để làm thuốc. Viện Y học Bản địa Việt Nam đã có nhiều năm nghiên cứu và hiện đã chiết xuất thành phần từ cây này thành sản phẩm An Hầu Đan giúp hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng viêm họng, viêm amidan hiệu quả.
An Hầu Đan là sự kết hợp của thành phần chính cúc lục lăng và các loại thảo dược có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn như sơn đậu căn, lược vàng, thăng ma… được đánh giá là an toàn, lành tính và dễ hấp thu, có thể sử dụng lâu dài mà không bị nhờn thuốc.
Trích nguồn: http://www.doisongphapluat.com/can-biet/bat-ngo-mot-loai-cuc-dai-cuc-luc-lang-a243913.html
Theo Đời sống- Pháp luật online