Theo Đông y, cúc lục lăng có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chỉ khái khư đàm, tiêu thũng. Có thể dùng toàn cây làm thuốc, chữa các chứng như phong nhiệt cảm mạo, khái thấu thũng thống, phế nhiệt khái thấu.Chủ trị: thanh nhiệt giải độc, giảm đau tiêu thũng, cảm mạo, viêm hầu họng, viêm đường hô hấp, viêm hạch, cúm do virus, khái thấu đàm suyễn, sốt rét, sang ung thũng độc, rắn cắn, trật đả, bỏng,…

Theo nhiều y văn cổ của Trung Quốc, cúc lục lăng được dùng để chữa nhiều bệnh. Cuốn “Vân Nam trung thảo dược” ghi cây dùng để trị viêm tuyến mang tai, giã nát cây tươi đắp ngoài; cuốn “Điền Nam bản thảo” ghi: trẻ nhỏ sau bị thủy đậu, mụn vỡ không khép miệng, dùng lá giã nát đắp ngoài. Cuốn “Trung Ngõa dược” ghi: rễ lá trị đau bụng do nhiệt, tiểu sẫm màu, tiểu ít, nhiễm trùng đường niệu, sưng hạch, viêm hầu họng; Cuốn “A Xương dược” ghi: toàn cây trị cảm mạo, viêm hầu họng, viêm phế quản, sốt rét…

Dân tộc Bạch ở tỉnh Vân Nam – nơi cúc lục lăng mọc nhiều nhất có lưu truyền: dùng toàn cây chữa cảm mạo, cúm virus, trúng nắng, viêm loét miệng, sưng hạch, viêm hầu họng, viêm tai giữa, viêm phế quản, sốt rét, mụn nhọt, trúng độc, bỏng, rắn độc cắn, trật đả, gãy xương (trong cuốn “Điền dược lục”). Dân tộc Thái ở tỉnh Vân Nam cũng lưu truyền bài thuốc: toàn cây chữa cảm mạo, khái thấu, ho gà, suyễn, viêm hạch bạch huyết, viêm tuyến mang tai, họng sưng đau, phế nhiệt khái thấu, viêm nha chu cấp, viêm tai giữa (cuốn Thái dược).

Với các nhà khoa học, cúc lục lăng đã viết nên một huyền thoại…

Ở Việt Nam, sau một thời gian dài nghiên cứu về cây cúc lục lăng, Viện Y học Bản địa đã nghiên cứu và phối các vị thuốc cúc lục lăng với các dược liệu sơn đậu căn, thăng ma, lược vàng theo thuyết Quân Thần Tá Sứ cho ra đời sản phẩm An Hầu Đan dùng hỗ trợ cho người bị viêm họng, viêm amidan được đánh giá đáp ứng tốt trên nhiều người bệnh.

Theo bác sĩ Hoàng Sầm, Chủ tịch Viện Y học Bản địa, các nhà khoa học Việt Nam đã biết về tác dụng tuyệt vời của cây cúc lục lăng từ lâu, nhưng bài toán làm sao để tất cả người Việt đều được hưởng thụ ưu đãi của trời đất gửi gắm trong cây thuốc đơn giản đó lại không đơn giản. “Tôi đã mất rất nhiều năm nghiên cứu. Chưa phổ biến rộng rãi được cây thuốc đến với người Việt Nam, nhất là người dân sống ở những vùng thời tiết thường xuyên chuyển mùa, nóng lạnh đột ngột, cơ thể không dễ thích ứng, thường xuyên bị các loại virus nguy hiểm tấn công, tôi chưa thể yên lòng” – ông tâm sự. Và chỉ đến khi hoàn thành được tâm nguyện của mình, ông mới mở lòng kể về mối nhân duyên của mình với loài cây dại mà vô cùng quý giá ấy.

Trích nguồn: https://www.tienphong.vn/suc-khoe/huyen-thoai-cuc-luc-lang-1323505.tpo
Theo: Báo Tiền phong