Nội dung
Mùa lạnh là cơ hội để bệnh đường hô hấp trở nên phổ biến, không chỉ ở trẻ nhỏ mà còn cả ở người lớn. Trong đó phải kể đến căn bệnh viêm họng cấp, đây là một căn bệnh rất nguy hiểm do có thể biến chứng gây ra bệnh thấp tim ở trẻ em. Chính vì thế, việc điều trị viêm họng cấp như thế nào đã được nhiều người quan tâm
Bệnh viêm họng cấp là gì?
Viêm họng cấp là tình trạng viêm niêm mạc họng cấp tính, xảy đến một cách đột ngột bởi một số tác nhân như vi khuẩn (tụ cầu, phế cầu, liên cầu, Hemophillus influenza chiếm 15% và virus sởi, Adenovirus, cúm chiếm khoảng 40-80%.Theo nghiên cứu của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ AAP. Những nguy hiểm viêm họng cấp hơn cả vẫn là viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A gây ra, đây là một trong những thủ phạm gây ra biến chứng viêm họng dẫn đến viêm khớp cấp, viêm cầu thận,… Ngoài ra, còn do một số nguyên nhân như thời tiết, độ ẩm, bụi bẩn,… tác động đến cơ thể sinh bệnh.
Hình ảnh bệnh viêm họng cấp
Nguyên nhân gây viêm họng cấp do đâu?
có rất nhiều nguyên nhân gây nên viêm họng cấp dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh:
1.Do nhiễm khuẩn:
- Virus là chủ yếu ( Theo nhiều nghiên cứu chiếm khoảng 80%) Với nhiều chủng loại khác nhau mà chủ yếu là: Rhino virus, Adeno virus.
- Các vi khuẩn dễ gây nên bội nhiễm, thường gặp là Hemophilus Influenza, niên cầu khuẩn tan huyết nhóm A phế cầu,…
2. Các yếu tố.
- Ôi nhiễm không khí: Đặc biệt là khói thuốc lá, bụi bẩn,…
- Vệ sinh môi trường: Nhà ở, vườn trẻ quá trật thiếu vệ sinh.
- Trẻ suy yếu: đẻ non, suy dinh dưỡng, không được nuôi bằng sữa mẹ.
Triệu chứng viêm họng cấp?
Theo Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II Hoàng Lương – Giám đốc bệnh viện tai mũi họng Sài Gòn cho biết: Bệnh viêm họng cấp thường khởi phát một cách đột ngột, và người bệnh thường có một số triệu chứng sau đây:
- Người bệnh sốt cao khoảng 39 – 40 độ.
- Cổ họng nuốt đau rát, khàn tiếng. Các triệu chứng kèm theo là sụt sịt, tắc mũi và chảy nước mũi nhầy, tiếng nói khàn nhẹ và ho khan:
- Người bệnh thấy đau lên tai và đau nhói khi nuốt.
- Viêm bị sốt cao, mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn đặc biệt hay có viêm tấy hạch vùng cổ, hạch góc hàm sưng gây sưng đau,…
- Nếu là trẻ nhỏ, khi có các biểu hiện như khó thở hoặc khó nuốt đó là dấu hiệu bệnh đã chuyển nặng, cần phải đưa trẻ đến các chuyên khoa để khám và điều trị ngay. (Theo đề nghị Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ)
- Còn đối với người trưởng thành theo khuyến nghị của Khoa tại mũi họng của Học viện Hoa Kỳ (AAO), nếu có một trong những dấu hiệu dưới đây cần đến gặp bác sĩ ngay:
- Đau họng trầm trọng hoặc kéo dài hơn một tuần.
- Khó nuốt, khó thở.
- Khó khăn khi mở miệng, đau khớp đau tai. Sốt phát ban (sốt 38,3 độ C) hay có một cục u ở cổ,…
Phòng bệnh viêm họng cấp ra sao?
Tuy đây là một căn bệnh nguy hiểm nhưng không phải là không có các để ngăn chặn nó. Cách tốt nhất để phòng ngừa đau họng là tránh những vi khuẩn gây ra bệnh và thực hiện vệ sinh thân thể sạch sẽ. Hãy làm theo những lời khuyên này và dạy con mình làm theo những điều dưới đây nhé.
- Rửa tay kỹ lưỡng và thường xuyên, nhất là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, và sau khi hắt hơi hoặc ho.
- Tránh dùng chung thức ăn, ly uống hoặc dụng cụ của người bệnh.
- Ho hoặc hắt hơi vào một mô và vứt nó đi.
- Khi cần thiết, hắt hơi vào khuỷu tay của bạn.
- Sử dụng chất tẩy rửa tay có chứa cồn thay thế cho việc rửa tay khi không có xà phòng và nước.
- Tránh chạm vào điện thoại công cộng hoặc uống vòi nước bằng miệng.
- Thường xuyên làm sạch điện thoại, điều khiển từ xa ti vi và bàn phím máy tính với chất tẩy rửa khử trùng.
- Khi bạn đi du lịch, làm sạch điện thoại và điều khiển từ xa trong phòng khách sạn. Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh.
Bệnh viêm họng cấp rất dễ gặp tuy điều trị bệnh không quá khó khăn. Nhưng nếu chúng ta chủ quan không phòng bệnh, không khám bệnh định kỳ và lơ là những dấu hiệu của bệnh. Bệnh rất chuyển sang mãn tính gây khó khăn trong điều trị cũng như sẽ biến chứng sang những bệnh khác.