Thành phần dược liệu có trong An Hầu Đan

Với mục tiêu giải quyết nhanh các triệu chứng do viêm họng, viêm amidan như ngứa, đau, rát cổ họng đồng thơi nâng cao tính an toàn cho người bệnh không muốn hoặc không thể dùng kháng sinh.

Bác sĩ Hoàng Sầm đã nghiên cứu, vận dụng thành công các cây thuốc quý theo kinh nghiệm dân gian, phối vị thêm nhiều vị thuốc có tinh kháng virus, sát khuẩn mạnh là nguyên hàng đâu gây nên bệnh viêm họng, viêm amidan cấp và mãn tính và cho ra đời sản phẩm An Hầu Đan có thành phần như dưới đây.

Cúc lục lăng – Kháng virus cực mạnh

Cúc lục lăng còn có tên gọi là Xú linh đan hay Linh đan hôi, Đại Hắc Dược, tên khoa học là Laggera pterodonta. Là cây thuốc quý hiếm thường sống ở các vùng núi cao Việt Nam như Hà Giang, Sơn La, Lào cai… Cúc lục lăng có thể xa lạ với người Kinh, nhưng với cộng đồng dân tộc miền núi phía Bắc, đây là cây thuốc được lưu truyền rất lâu đời dành riêng cho những người bị ho, đau rát cổ họng do viêm họng cấp hoặc mãn tính.

Không chỉ vậy, Cúc lục lăng cũng xuất hiện trong dược điển Trung Quốc với đặc tính kháng virus, chống viêm rất mạnh, nên y học hiện đại đã tiến hành nghiên cứu rất nhiều về đặc tính kháng virus này và cho kết quả khả quan, là loại cây đứng thứ 2 về khả năng diệt các loại virus.

Cúc lục lăng có khả năng kháng virus cực mạnh

Theo Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam(Bộ mới), tập I, trang 677, NXB Y học, Hà Nội. Cúc lục lăng có “vị đắng, cay, tính hơi hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng bạt nung. Ở Trung Quốc, cây được dùng trị cảm nhiễm phần trên đường hô hấp, sưng amygdal, viêm khoang miệng, cảm cúm, viêm họng, viêm nhánh khí quản, sốt rét, mụn nhọt sưng lở”. Có thể nói, Cúc lục lăng chính là cây thuốc quí với bệnh nhân bị viêm họng.

1/ Khả năng kháng viêm của Cúc lục lăng

Khi so sánh khả năng chống viêm của hỗn hợp các flavonoid chiết từ cây Cúc Lục Lăng với chất dexamethasone trên tế bào chuột. Kết quả cho thấy hỗn hợp flavonoid có khả năng chống viêm mạnh, cả viêm cấp lẫn viêm mãn tính. Cơ chế chống viêm của hỗn hợp flavonoid là ức chế sự hình thành prostaglandin, điều hòa đến hệ thống chống oxy hóa và ngăn chặn sự phóng thích lysozyme.

Nghiên cứu độc tính cấp cho thấy, chiết xuất flavonoid gần như không độc hại với các động vật thí nghiệm. Vậy với hoạt tính sinh học mạnh và độ an toàn cao, chiết xuất flavonoid của cúc lục lăng sẽ là một chất rất tiềm năng để phát triển thành một loại thuốc chống viêm.

Bởi vậy, khi sử dụng cúc lục lăng trong trường hợp bị viêm họng cấp rất hiệu quả, chỉ cần uống hoặc súc miệng 2 ngày 1 lần đã thấy các triệu chứng như ngứa rát cổ họng giảm đi rõ rệt.

Cúc lục lăng-thảo dược đứng đầu về kháng virus, vi khuẩn

2/ Khả năng kháng virus của Cúc lục lăng

Theo thống kê, 80% nguyên nhân gây viêm amidan, viêm họng là do virus , còn lại là do các nguyên nhân khác như vi khuẩn và ô nhiễm môi trường. Đây chính là nguyên nhân khiến cho rất nhiều người gặp phải sai lầm khi sử dụng kháng sinh khi bị viêm họng, dẫn tới tình trạng kháng thuốc kháng sinh.

Lưu ý rằng, kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng lên virus. Tác dụng kháng virus của Cúc lục lăng được coi như cứu cánh cho người bị viêm họng.

Các nhà nghiên cứu dựa trên y học cổ truyền đã tiến hành nghiên cứu Cúc lục lăng và cho thấy Cúc Lục Lăng cho thấy khả năng kháng virus mạnh, khả năng kháng virus ngang ngửa với Ribavirin (thuốc kháng virus điều trị viêm tiểu phế quản và viêm phổi do virus duy nhất được chấp nhận) nhưng có độ an toàn cao hơn. 

Một nghiên cứu thực hiện vào năm 2007 để tìm kiếm hoạt chất trong Cúc Lục Lăng có tác dụng kháng virus cho thấy: 3 axit dicaffeoylquinic là axit 3,5-O-dicaffeoylquinic, axit 4,5-O-dicaffeoylquinic và acid 3,4-O-dicaffeoylquinic có tác dụng kháng virus rất mạnh, nhất là với các nhóm virus gây ra các bệnh về đường hô hấp.

Xuất phát từ những kinh nghiệm nhiều thế hệ hiện đại, kết hợp với kiến thức y học hiện đại, bác sĩ Hoàng Sầm – chủ tịch viện y học bản địa cũng tiến hành nghiên cứu tập trung vào khả năng kháng virus gây bệnh trên đường hô hấp, cho nên tác dụng tiềm năng nhất của Cúc Lục Lăng góp phần hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản…

Làm tiền để cho việc ra đời sản phẩm An Hầu Đan, dành riêng cho những người bị viêm họng cấp, mãn tính nhưng không thể hoặc không muốn sử dụng kháng sinh. Đây là một tin vui cho những người đang bị căn bệnh này quấy rầy, đặc biệt là ở Việt Nam, nơi có khí hậu nóng ẩm, môi trường ô nhiễm khiến cho bệnh viêm họng rất dễ tái phát lại nhiều lần.

Sơn đậu căn – Kháng viêm cực mạnh

Sơn đậu căn còn có nhiều tên gọi khác nhau như Quảng Đậu, Khổ Đậu, Hòe Bắc Bộ… là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều các nền đông y khác nhau ở châu Á, ở Việt nam Sơn đầu căn phát triển nhiều ở các vùng Hà Giang, Cao Bằng, Quảng Ninh. Theo y học cổ truyền Sơn Đậu Căn tác động vào các kinh tâm, phế vị, đại tràng.

Sơn đậu căn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, lợi hầu họng, giảm đau, sát trùng dùng trị các bệnh sốt do viêm nhiễm đường hô hấp, viêm amidan, viêm họng, các bệnh mụn nhọt, đặc biệt nhọt độc, phù thũng. Theo kinh nghiệm dân gian, Sơn đậu căn thu hoặc vào mùa thu, thu hoạch rễ, rửa sạch, phơi sấy khô, sắc uống.

Sơn đậu căn có chứa nhiều  alcaloid, flavonoid…; matrin, oxymatrin, anagynin, methylcytisin. Ngoài ra còn có pterocarpin, sophoranon,… có tính năng kháng viêm, kháng vi khuẩn mạnh trong các bệnh viêm amidan, viêm họng mãn tính.

Sơn đậu căn - Kháng viêm cực mạnh
Sơn đậu căn – Kháng viêm cực mạnh

Trong giải quyết các bệnh viêm họng, việc sát khuẩn ngay tại vùng bị viêm sẽ khiến cho các triệu chứng giảm đi nhanh chóng, có thể nói Cúc lục lăng giúp trừ bệnh tận gốc, sơn đậu căn làm giảm nhanh các triệu chứng khiến cho người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Cây lược vàng – Giúp kháng khuẩn hiệu quả

Lược vàng vốn dược ví là thần dược của người nghèo bởi khả năng chữa được rất nhiều loại bệnh nhưng rất dễ trồng và dễ sử dụng. 

Việc chữa viêm họng bằng lá lược vàng là một bài thuốc nam rất phổ biến trong dân gian. Trong lược vàng có chứa rất nhiều  flavonoid, steroid và nhiều khoáng tố vi lượng có có khả năng sát khuẩn, kháng viêm cao. Chỉ cần lấy lá lược vàng giã nhỏ lấy nước, ngậm rồi nuốt từ từ sẽ thấy các triệu chứng viêm họng như ho rát thuyên giảm hẳn.

Lược vàng giúp mang lại hiệu quả kháng khuẩn cực tốt
Lược vàng giúp mang lại hiệu quả kháng khuẩn cực tốt

Như đã nói ở trên, bệnh viêm họng ngoài nguyên nhân chính là do virus, nguyên nhân lớn thứ hai gây các bệnh về viêm họng là do vi khuẩn, việc nhiễm khuẩn vùng họng có thể do trực tiếp, hoặc do các cơ quan khác lây lan như xoang mũi, trào thực quản.

Với nguyên nhân là vi khuẩn, kháng sinh chính là một dược liệu hữu hiệu, Lược Vàng chính là thành phần kháng sinh tự nhiên có trong An Hầu Đan. Kháng sinh tự nhiên có tác dụng tuy không mạnh bằng các kháng sinh hóa học tổng hợp, tuy nhiên không gây ra tình trạng kháng thuốc nên rất an toàn với người sử dụng.

Thăng ma – Ức chế vi khuẩn, kháng viêm tự nhiên

Còn có nhiều tên gọi khác trong Đông Y như Châu Thăng Ma, Châu Ma, Quỷ Kiếm Thăng Ma. Vốn là một loại thảo dược có vị đắng, hơi hàn, không độc, có tác dụng hành dương, vận kinh.

Thăng ma thường được phối vị cùng với các vị thuốc khác để giảm đau, kháng viêm, tiêu trừ giải độc. Đặc biệt Thăng ma đẩy mạnh tính kháng viêm trong An Hầu Đan, đồng thức ức chế không cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở và phát triển bên cạnh khả năng diệt khuẩn của Lược Vàng, giúp An Hầu Đan nhanh chóng tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm họng.

Thăng ma cho khả năng ứcc chế vi khuẩn, kháng viêm tự nhiên
Thăng ma cho khả năng ứcc chế vi khuẩn, kháng viêm tự nhiên

Như vậy với cơ chế chống virus, kháng viêm, diệt khuẩn… An Hầu Đan giúp người bệnh nhanh chống giảm các triệu chứng khó chịu do đau rát cổ họng, sau đó giải quyết nguyên nhân gây nên viêm họng, viêm amidan cấp và mãn tính một cách an toàn.

Bác sĩ CỐ VẤN - Hoàng Sầm

Bác sĩ đa khoa - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Tiểu sử:

Sinh ra trong gia đình truyền thống 13 đời làm nghề thuốc, BS Hoàng Sầm đam mê và dành nhiều tâm huyết nghiên cứu dược liệu. Ông được biết đến là một thầy thuốc giỏi, nhà khoa học tài ba. Hiện ông đang giữ chức vụ “Chủ tịch Viện Y học Bản địa” và được mệnh danh là “Người hồi sinh nền y học bản địa nước nhà”.

chat-active-icon