Cấu tạo và chức năng của hệ hô hấp

Hệ hô hấp là một hệ cơ quan có chức năng trao đổi không khí diễn ra trên toàn bộ các bộ phận của cơ thể. Vậy nên bất kỳ một cơ quan nào có vấn đề sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình hô hấp, cũng như sức khỏe của mỗi người.

Việc hiểu về chức năng và cấu tạo của hệ hô hấp sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về đặc điểm của từng bộ phận, cùng cách nhận biết các bệnh thường gặp thuộc đường hô hấp. Từ đó có cách phòng, chữa bệnh hiệu quả, bảo vệ sức khỏe cho chính chúng ta.

Cấu tạo của hệ hô hấp

Hệ hô hấp trên được chia thành 2 phần lấy lắp thanh quản làm ranh giới bao gồm:

  • Hô hấp trên ( trên nắp Thanh quản ) gồm: Mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản. Nhiệm vụ: Lấy không khí bên ngoài cơ thể, làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi. (Theo Wikipedia)
  • Hô hấp dưới (dưới nắp Thanh quản) gồm: Khí quản, cây phế quản, phế nang, màng phổi, phổi,…Nhiệm vụ: Thực hiện lọc không khí và trao đổi khí.

Hình ảnh: Giải phẫu hệ hô hấp.

Cấu tạo và chức năng các bộ phận trong hệ hô hấp

1. Mũi

Là phần đầu của hệ hô hấp. Về giải phẫu mũi gồm có 3 phần: mũi ngoài, mũi trong hay ổ mũi, các xoang cạnh mũi. Chức năng: Chủ yếu là dẫn khí, làm sạch và sưởi ấm không khí trước khi vào phổi, đồng thời là cơ quan khứu giác.

➢ Những bệnh thường gặp: Viêm xoang , viêm mũi dị ứng, ngạt mũi, lệch vách ngăn mũi,…

2. Hầu – họng

Là nơi giao nhau giữa đường ăn và đường thở chính vì vậy nơi này rất nhạy cảm và dễ mắc bệnh, họng chứa vòm họng và vòng bạch huyết các amidan…

Chức năng: Là cửa ngõ quan trọng bảo vệ các tác nhân từ bên ngoài vào cơ thể, khi các bộ phận này bị viêm sẽ lây lan xuống thanh quản, phế quản…

Các bệnh thường gặp: Họng là bộ phận nhạy cảm nhất, nơi tiếp xúc nhiều nhất với các tác nhân gây bệnh, bảo vệ họng sẽ tránh được các bệnh về đường hô hấp.

➢ Viêm họng hiện có nhiều dạng khác nhau, nguyên nhân, triệu chứng bệnh cũng khác nhau. Thông thường bệnh viêm họng sẽ được chia thành 2 dạng là viêm họng cấp và mãn tính.

Trong đó, viêm họng cấp còn được chia làm viêm họng đỏ, viêm họng trắng và viêm họng loét. Còn với viêm họng mãn thì bao gồm viêm họng thể teo, viêm họng quá phát và viêm họng hạt.

Hình ảnh giải phẫu hầu – họng.

3. Thanh quản

Được cấu tạo bởi tổ chức sụn và sợi cơ ngoài  ra có hệ thống mạch máu và thần kinh.

➢ Chức năng: Thanh quản có tác dụng chính là phát âm, lời nói phát ra do luồng không khí thở ra tác động lên các khối nếp thanh quản, sự căng và vị trí của các nếp thanh âm có ảnh hưởng đến tần số âm thanh.

Nguyên nhân của ho và nấc: Ho là phản xạ hô hấp trong đó dây thanh môn đóng bất thì lình, mở ra dẫn tới sự bật tung không khí bị dồn qua miệng và mũi.

Nấc là phản xạ hít vào trong đó 1 lượng gắn âm kiểu hít vào được phát sinh do sự co thắt đột ngột của cơ hoành thanh môn bị khép lại 1 phần hay toàn bộ.

➢ Những bệnh thường gặp: Viêm thanh quản, sơ dây thanh, bệnh dị tật, câm bẩm sinh,…

Hình ảnh: Giải phẫu thanh quản.

4. Khí quản

Là một ống dẫn khí hình lăng trụ nối tiếp từ dưới thanh quản ngang mức đốt sống cổ 6 với hệ phế quản của phổi. Ở đoạn cuối nó phân chia làm 2 đoạn nối với 2 phế quản chính khí quản phải và trái. Ở ngang mức đốt sống ngực 4 hoặc 5 nó thuộc hệ hô hấp dưới.

➢ Chức năng của khi quản: Dẫn không khí vào ra, điều hòa lượng không khí đi vào phổi, làm tăng khả năng trao đổi khí ở phổi.

Những bệnh thường gặp ở khí quản: bao gồm Chít hẹp khí quản, chèn ép khí quản do khối u khí quản,…

Hình ảnh: Giải phẫu khí quản.
Hình ảnh: Giải phẫu khí quản.

5. Phế quản

Được chia làm 2 bên:

➢ Phế quản chính phải gồm: 10 phế quản phân thùy, chia ba nhánh lớn là phế quản thùy trên, phế quản thùy giữa và phế quản thùy dưới. Tương ứng với phổi phải có 3 thùy là: thùy trên, thùy giữa, thùy dưới.

➢ Phế quản chính trái cũng gồm: 10 phế quản phân thùy, chia hai nhánh lớn là phế quản thùy trên và phế quản thùy dưới, ứng với phổi trái có 2 thùy: thùy trên và thùy dưới.

➢ Chức năng của phế quản: Phế quản nằm trong đường ống dẫn khí có nhiệm vụ đưa không khí lưu thông từ ngoài vào phế nang và ngược lại. Phế quản có hình như cành cây, có chi nhánh đến các thuỳ phổi.

➢ Những bệnh thường gặp: viêm phế quản, giãn phế quản, hen phế quản u phế quản,…

Hình ảnh: Giải phẫu phế quản và phổi.
Hình ảnh: Giải phẫu phế quản và phổi.

6. Phổi

Phổi của người bao gồm có 2 lá phổi, được cấu tạo bởi các thùy. Thông thường, phổi trái thường nhỏ hơn phổi phải. Theo nghiên cứu khoa học và kiểm chứng thực tế, mỗi lá phổi có dung tích khoảng 5000 ml khi hít vào gắng sức. Phổi có hình thể gồm mặt ngoài, mặt trong và màng phổi.

Hình ảnh giải phẫu phổi
Hình ảnh giải phẫu phổi

1. Khí quản   2. Phế quản chính   3. Đáy phổi   4. Khe chếch   5. Khe ngang đáy phổi.

➢ Chức năng của phổi: Trao đổi khí oxy và CO2. Quá trình trao đổi khí này diễn ra trên toàn bộ mặt trong các phế quản và phế nang có niêm mạc bao phủ với lớp nhung mao rất mịn luôn rung chuyển để đưa các vật lạ ra ngoài.

Song song với đó tế bào phổi còn có chức năng giúp cơ thể duy trì cuộc sống tế bào biểu mô và tế bào nuôi mô. Chúng tạo nên một hàng rào ngăn nước và các phân tử protein đi quá nhiều vào mô kẽ ( tổ chức liên kết giữa màng phế nang và mao quản ). Tham gia vào quá trình chuyển hóa và tổng hợp nhiều chất quan trọng.

➢ Những bệnh thường gặp ở phổi: Viêm phổi. u phổi, lao phổi,…

Hy vọng với thông tin trên các bạn có những cách nhìn khái quát về cấu tạo của hệ hô hấp và chức năng của chúng. Từ đó phân biệt các bệnh ở mỗi bộ phận khác nhau đưa ra các biện pháp phòng bệnh, chữa bệnh hiệu quả, bảo vệ sức khỏe cho bạn và những người xung quanh.

Các bạn có thể xem thêm chi tiết về giải phẫu sinh lý học hệ hô hấp trong video dưới đây:

Bác sĩ CỐ VẤN - PGS TS HOÀNG HÀ

Bác sĩ chuyên khoa hô hấp - Giảng viên Bộ môn lao trường Đại học Y Thái Nguyên

Tiểu sử:

Từng là Trung uý, Bác sĩ Quân y trong Quân đoàn 26. Sau gần 50 năm không ngừng cống hiến và phát triển, Bs. Hoàng Hà đã đưa rất nhiều dược liệu quý của dân tộc vào các công trình nghiên cứu của mình. Ông được xem như “Người thổi hồn cho những bài thuốc cổ”, chuyên giúp người - giúp đời.

chat-active-icon