Cách phòng tránh những biến chứng viêm phổi nguy hiểm

Bệnh viêm phổi có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm tùy theo sức khỏe người bệnh và mức độ viêm phổi. Cách nào để phòng ngừa những biến chứng viêm phổi, tránh cho người bệnh nguy cơ khi đã mắc viêm phổi?

Những biến chứng viêm phổi nguy hiểm

Bệnh viêm phổi là tình trạng nhu mô phổi bị viêm, từ đó ảnh hưởng tới túi khí nhỏ (phế nang). Bệnh này thường gặp ở mọi lứa tuổi, chủ yếu là trẻ em và người cao tuổi. Là hai độ tuổi có sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh. Khi thấy có biểu hiện viêm phổi cần phải điều trị ngay.

Viêm phổi để lâu sẽ gây ra những biến chứng như: tràn khí màng phổi, phù phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não… có thể gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.

Những biến chứng viêm phổi nguy hiểm
Những biến chứng viêm phổi nguy hiểm

▶ Tràn khí màng phổi khi bị viêm phổi nặng

Đây là một trong những biến chứng rất nguy hiểm và phổ biến mà bệnh nhân viêm phổi dễ mắc. ➤ Các triệu chứng của bệnh phổi

  • Sốt cao, đau đầu.
  • Ho nhiều.
  • Đau ngực dữ dội.
  • Suy nhược cơ thể.
  • Khi đi khám, xét nghiệm phát hiện bạch cầu tăng cao.
  • Xuất hiện tình trạng kháng thuốc.

➤ Nguy cơ đối với sức khỏe Tràn khí màng phổi do viêm phế quản có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, đặc biệt là hệ hô hấp như:

  • Gây xẹp phổi, tràn khí dưới da, suy hô hấp.
  • Gây tràn khí màng phổi ở trung thất.
  • Đe dọa tính mạng người bệnh.

Viêm phổi phế quản gây phù phổi cấp

Phù phổi cấp là biến chứng viêm phổi có thể gây suy hô hấp cấp nguy hiểm. Nguy cơ tử vong do phù phổi rất cao. Người bệnh sẽ có các triệu chứng bên ngoài như:

  • Tức ngực, khó thở.
  • Ho thành nhiều cơn dữ dội.
  • Ra nhiều mồ hôi lạnh.
  • Da dẻ xanh xao, tím tái.
  • Có thể có đờm màu hồng.

Viêm phổi nặng dẫn đến nhiễm khuẩn huyết

Nhiễm khuẩn huyết là một trong những biến chứng viêm phổi nguy hiểm. Là tình trạng nhiễm trùng máu, vi khuẩn ở phổi xâm nhập hệ tuần hoàn, gây nhiễm trùng máu và sốc nhiễm trùng. Biểu hiện của nhiễm khuẩn huyết thường là:

  • Sốt cao, thân nhiệt giảm (sốt kèm theo rét run).
  • Nhịp tim nhanh, thở gấp.
  • Tình trạng ý thức không bình thường.

Điều tri nhiễm khuẩn huyết rất phức tạp và tốn kém. Kể cả khi điều trị khỏi vẫn sẽ ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe người bệnh.

Viêm màng não – biến chứng của bệnh viêm phổi

Người có hệ miễn dịch kém rất dễ bị viêm phổi. Đây cũng là lúc các vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào cơ thể, đặc biệt là khu vực não bộ. Viêm màng não do viêm phổi để lại ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe người bệnh như:

  • Tổn thương dây thần kinh
  • Giảm ý thức của người bệnh.
  • Tổn thương các dây thần kinh dẫn đến mù, câm, điếc.
  • Nguy cơ tử vong cao.
Viêm phổi gây kháng thuốc kháng sinh

Viêm phổi gây kháng thuốc kháng sinh

Khi bị viêm phổi, bắt buộc phải điều trị bằng thuốc kháng sinh, lâu ngày rất dễ gây ra tình trạng kháng thuốc. Đây là tình trạng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh khi phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm nhiều bệnh khác.

Chưa kể hệ miễn dịch của bệnh nhân sẽ suy giảm nghiêm trọng nếu bị kháng kháng sinh. Họ rất dễ mắc phải các căn bệnh lây nhiễm khác mà khó có thể điều trị triệt để.

Phòng ngừa biến chứng viêm phổi như thế nào?

Để phòng ngừa viêm phổi và các biến chứng nguy hiểm của bệnh, chúng ta cần theo dõi sức khỏe bản thân để phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường. Dưới đây là một số phương pháp phòng ngừa biến chứng viêm phổi mà người bệnh có thể tham khảo.

  • Chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ khi bị viêm phổi

Người bệnh bị viêm phổi thường có thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh để chấm dứt các cơn ho. Tuy nhiên đây lại chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh ở trên. Bởi vậy, cách tốt nhất chính là chỉ sử dụng thuốc theo liều lượng đã kê và theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Khi có dấu hiệu viêm phế quản, người bệnh nên đi khám thay vì tự ý dùng thuốc kháng sinh dài ngày.

Phòng ngừa biến chứng viêm phổi như thế nào?
  • Duy trì chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để giúp tăng sức đề kháng.
  • Giữ môi trường sống sạch sẽ, không hút thuốc và tránh xa khói thuốc, không khí ô nhiễm…
  • Rửa tay thường xuyên, giúp giảm nguy cơ viêm phế quản do vi trùng.
  • Sử dụng sản phẩm hỗ trợ: Bạn có thể chọn lựa những sản phẩm hỗ trợ cho hệ miễn dịch và nâng cao sức khoẻ và sức đề kháng cho hệ hô hấp để chủ động phòng chống bệnh viêm phổi.

Bác sĩ CỐ VẤN - PGS TS HOÀNG HÀ

Bác sĩ chuyên khoa hô hấp - Giảng viên Bộ môn lao trường Đại học Y Thái Nguyên

Tiểu sử:

Từng là Trung uý, Bác sĩ Quân y trong Quân đoàn 26. Sau gần 50 năm không ngừng cống hiến và phát triển, Bs. Hoàng Hà đã đưa rất nhiều dược liệu quý của dân tộc vào các công trình nghiên cứu của mình. Ông được xem như “Người thổi hồn cho những bài thuốc cổ”, chuyên giúp người - giúp đời.

chat-active-icon